việc tăng c−ờng hiệu lực kiến nghị
Kết luận và kiến nghị kiểm toán là kết quả của hoạt động kiểm toán nói chung. Tính hiệu lực của các kết luận và kiến nghị kiểm toán tr−ớc hết phản ánh chất l−ợng hoạt động của Cơ quan KTNN; đồng thời đây cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá vai trò, vị trí pháp lý của Cơ quan KTNN trong thiết chế quyền lực Nhà n−ớc và sự hoàn chỉnh cũng nh− tính nghiêm minh của hệ thống pháp luật. Xuất phát từ lý do đó, vấn đề tăng c−ờng tính hiệu lực cho các kết luận và kiến nghị kiểm toán luôn đ−ợc các cơ quan KTNN tối cao của các n−ớc quan tâm và tìm các giải pháp để duy trì một cách th−ờng xuyên trong quá trình hoạt động của KTNN. Các giải pháp đảm bảo và tăng c−ờng tính hiệu lực cho các kết luận và kiến nghị của KTNN th−ờng là các giải pháp gián tiếp, tác động thông qua thông qua chất l−ợng hoạt động kiểm toán và thông qua hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, để nghiên cứu các giải pháp tăng c−ờng hiệu lực các kết luận và kiến nghị của KTNN có thể tiếp cận theo hai nhóm giải pháp cơ bản là: Các giải pháp từ phía nhà n−ớc và Các giải pháp từ phía cơ quan KTNN.
Để có đ−ợc những nhận thức một cách tổng quan về các giải pháp tăng c−ờng hiệu lực các kết luận và kiến nghị kiểm toán của các Tổ chức kiểm toán, các cơ quan Kiểm toán tối cao trên thế giới nhằm rút ra những kinh nghiệm để xây dựng các giải pháp tăng c−ờng hiệu lực các kết luận và kiến nghị của KTNN Việt nam, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tập trung
nghiên cứu các giải pháp của INTOSAI, của KTNN Thái Lan và cơ quan KTNN Trung Quốc theo h−ớng nghiên cứu hai nhóm giải pháp chủ yếu là: Các giải pháp từ phía Nhà n−ớc và Các giải pháp từ bản thân các cơ quan Kiểm toán.
1.3.1. Kinh nghiệm của INTOSAI về tăng c−ờng hiệu lực kiến nghị của Cơ quan Kiểm toán Nhà n−ớc tối cao