- Để sản xuất điều phát triển bền vững, theo Hiệp hội Điều Việt Nam-Vinacas, trong thời gian tới, các địa phương cần rà soát, thống kê hiện trạng sản xuất, xác định những vùng có ưu thế trồng điều, địa phương nào có diện tích trên 10.000 ha trở lên thì cần phải xây dựng quy hoạch cụ thể và có biện pháp chỉ đạo sản xuất phù hợp, trong đó tập trung vào cải tạo giống mới, có kế hoạch thâm canh, xen canh để nâng cao năng xuất, chất lượng.
- Duy trì và ổn định quy hoạch 3 vùng điều trọng điểm là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, trong đó quan trọng nhất là khu vực Đông Nam Bộ
với diện tích ổn định khoảng 200.000 ha và 100.000-150.000 ha cho hai vùng Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ.
- Giai đoạn 2013 - 2015, ngành điều đặt mục tiêu chế biến khoảng 900.000 tấn điều thô sản xuất trong nước và trên 1 triệu tấn điều thô nhập khẩu. Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 4 tỷ USD, bình quân hàng năm từ 1,4 đến 1,5 tỷ USD. Đến năm 2015, tăng tỷ trọng nhân điều chế biến sâu, có hàm lượng giá trị gia tăng cao đạt từ 5 - 7%, tiêu thụ trong nước đạt 5%.
Năm 2007 là năm đánh dấu bước ngoặt đối với nước ta, Việt Nam đã chính thức trở thành một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều đó có nghĩa sẽ có rất nhiều cơ hội cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhưng đồng thời cũng có không ít khó khăn thách thức đòi hỏi chúng ta phải vượt qua để có thể tiếp tục phát triển. Đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những chính sách hàng đầu của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện có mặt tại rất nhiều khu vực thị trường khác nhau và đang được tiêu thụ khá mạnh khắp nơi trên thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Anh , Pháp, Đức, Trung Quốc... Đây là một thành công đáng kể của ngành xuất khẩu nước ta.
Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như : thủy sản, gỗ , gạo, cà phê, dệt may, giày dép, tiêu, điều...., ta thấy việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu bước đầu hết sức to lớn, tuy nhiên trước đòi hỏi của thị trường cũng như so sánh giữa thực tế và tiềm năng, cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc tăng cường xuất khẩu . Đó cũng chính là lý do mà nhóm chúng em xin được đưa ra các đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu nhằm góp phần vào việc tăng cường kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nói trên của Việt Nam.
1. Giáo trình “ Kinh Tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại” – GS.TS Võ Thanh Thu
2. Giáo trình “ Quan hệ kinh tế quốc tế” – GS.TS Võ Thanh Thu 3. www.customs.gov.vn – Trang web của Tổng Cục Hải Quan
4. www.gso.gov.vn – Trang web của Tổng Cục Thống Kê
5. www.vietrade.gov.vn – Trang web của Cục Xúc Tiến Thương Mại
6. www.thesaigontimes.vn – Thời báo Kinh Tế Sài Gòn online
7. www.vinanet.com.vn – Trang thông tin thị trường hàng hóa Việt Nam
8. www. hoinongdan . org . vn – Hội Nông dân Việt Nam
9. www.vasep.com.vn – Hiệp Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
10.www. lefaso . org . vn – Hiệp Hội da giầy Việt Nam
11.www.vinafor.com.vn – Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam
12.www.vicofa.org.vn – Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam
13.www.viet nam textile.org.vn – Hiệp hội dệt may Việt Nam
14.www.shoesleathervn.com – Viện nghiên cứu da giầy
15.tapchicongnghiep.vn – Tạp chí công nghiệp – cơ quan thông tin lý luận của Bộ Công
Thương
16.baodientu.chinhphu.vn – báo điện tử chính phủ nước Cộng Hòa XHCN VN
17.www.ttnn.com.vn – Thị trường nước ngoài
18.www.fistenet.gov.vn – Trang thông tin điện tử Tổng Cục Thủy Sản
19.vietfish.org – Tạp chí thương mại thủy sản.
20.www.peppervietnam.com – Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam
21.www.vinacas.com.vn – Hiệp hội điều Việt Nam