Thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu giày dép củaViệt Nam

Một phần của tài liệu CAC THI TRUONG XK CHU LUC CUA VIET NAM (Trang 25)

2.2.2.1. Thuận lợi

-Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần thúc đẩy các cơ hội phát triển ngành da giày, việc chuyển giao công nghệ theo chu kỳ nhanh hơn phù hợp với yêu cầu khắt khe của thị trường. Việc gia nhập tổ chức mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) tạo điều kiện việc giao lưu hàng hoá thông suốt, ít cản trở, xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, ưu đãi về thuế quan tạo điều kiện cho ngành hàng da giày thâm nhập vào thị trường khu vực.

- Ngành da giày là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội. Tính đến hết năm 2007, toàn ngành đã thu hút 600.000 lao động (chưa kể số lao động sản xuất trong lĩnh vực nguyên phụ liệu và lao động tại các cơ sở nhỏ, các hộ gia đình và các làng nghề có thể lên tới hơn 1 triệu lao động) chiếm 9% lực lượng lao động công nghiệp. Đây có thể được coi là lợi thế so sánh với mức chi phí nhân công thấp.

- Trong những năm gần đây công tác xúc tiến thương mại đã bắt đầu được chú trọng. Toàn ngành đã có những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của ngành da giày Việt Nam như một quốc gia sản xuất và xuất khẩu da giày tiềm năng, nâng cao năng lực hiểu biết về kiến thức pháp luật, thị trường, phòng ngừa các vụ kiện bán phá giá và vận dụng luật để đấu tranh trong các vụ tranh chấp thương mại. Phương thức bán hàng tại các doanh nghiệp đã có nhiều đổi mới, hình thành nhiều mạng lưới bán buôn, bán lẻ, tham gia vào các kênh phân phối của các tập đoàn xuyên quốc gia, phát triển hình thức thương mại điện tử.

- Với dân số trên 80 triệu dân là một thị trường đầy tiềm năng cho thị trường nội địa. Mặt khác, với đời sống ngày càng được nâng cao, khả năng mua sắm của xã hội ngày càng được cải thiện, đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào thế giới làm cho ngành du lịch phát triển là những cơ hội để ngành da giày phát triển theo hướng xuất khẩu trực tiếp ngay trên sân nhà.

- Chế độ xã hội ổn định và đang tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển thông qua cơ chế chính sách phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế.

- Về năng lực sản xuất. Đến hết năm 2007, năng lực sản xuất của toàn ngành đạt:  Giày dép các loại: 680 triệu đôi

 Cặp túi xách các loại: 88 triệu chiếc

-Năng lực sản xuất của ngành đã đạt trên 90% mức năng lực được đầu tư, có mức tăng trưởng mạnh trong 7 năm liên tiếp với mức tăng trung bình đạt 10%/năm trên 2 loại sản phẩm chính là giày dép và túi cặp các loại. Riêng sản phẩm da thuộc đạt mức tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm. Mặt hàng chủ lực của ngành vẫn tập trung chủ yếu vào giày thể thao, chiếm khoảng 51% năng lực sản xuất các sản phẩm giày dép của ngành, phù hợp với xu thế tiêu dùng của thị trường xuất khẩu.

- Về thị trường xuất khẩu, thị trường xuất khẩu da giày Việt Nam ngày càng được mở rộng và ổn định cụ thể:

 Thị trường EU:Trong những năm vừa qua, giày dép Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Hết năm 2007, EU vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ giày dép của Việt Nam với doanh thu 2,6 tỉ USD, tăng 33,9% so với năm 2006 và chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam.

 Thị trường Mỹ:Năm 2004, Việt Nam đã vượt Italia và trở thành nhà cung cấp lớn thứ tư sau Trung Quốc, Brazil, Indonesia. Trong năm 2007, xuất khẩu vào Mỹ đạt 995 triệu USD, tăng 30% so với năm 2006. Tháng 1/2008, xuất khẩu giày dép vào Mỹ tăng 25% so với năm 2007, đạt 93,8 triệu USD, đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của toàn ngành. Hiện nay và trong những năm tới, Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu mục tiêu đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam và các sản phẩm xuất khẩu chính sẽ là giày thể thao, giày da nam nữ.

 Thị trường các nước Đông Á:Đây là khu vực thị trường có những phong tục tập quán tương đối giống Việt Nam, cùng nằm ở khu vực châu Á. Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam sang các thị trường này là giày thể thao, giày da nam nữ, dép đi trong nhà. Năm 2006, xuất khẩu vào Nhật Bản đạt 113 triệu USD, tăng 21% so với năm 2005.

2.2.2.2. Khó khăn

- Thách thức trước hết phải kể đến là sự cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc, một đất nước có thế mạnh về mặt hàng giày dép. Gần đây Trung Quốc là có thêm lợi thế với việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Mặt hàng giày dép xuất khẩu của Trung Quốc có ưu thế hơn giày dép xuất khẩu của Việt Nam do trình độ công nghệ của Trung Quốc tiên tiến hơn, mẫu mã của họ đẹp và đa dạng hơn.

- Tuy sức mua của thị trường truyền thống (EU) vẫn giữ ở mức ổn định nhưng Việt Nam bị chịu nhiều sức ép hơn về thuế và các rào cản so với một số nước như Brazil, Indonesia... đặc biệt từ ngày 6 tháng 10 năm 2006, EU áp thuế chống bán phá giá giày mũ da sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang EU là 10%.

- Xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng mạnh trong những năm gần đây nhưng thị phần của Việt Nam cũng mới chỉ chiếm 2,1% về số lượng so với 83,5% của Trung Quốc.

- Đối với các thị trường xuất khẩu khác như Liên bang Nga, các nước Đông Âu, Trung Đông, châu Phi, tuy không yêu cầu cao về mẫu mã và chất lượng nhưng hàng Việt Nam vẫn không thể thâm nhập mạnh vào thị trường các nước này.

- Nguyên vật liệu sản xuất của ngành da giày chiếm đến 80% giá trị của sản phẩm trong đó ngành sản xuất da đóng vai trò quan trọng nhất. Theo LEFASO, nhu cầu da thuộc năm 2007 của toàn ngành khoảng 350 triệu feet vuông, trong khi đó các nhà máy thuộc da của Việt Nam và nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới chỉ sản xuất và đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu da thuộc của cả nước, 80% còn lại phải nhập khẩu.

- Ngành phụ liệu sản xuất còn trầm trọng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sản xuất được một vài mặt hàng rất hạn chế như nhãn, ren, dây giày... nhưng lại “bỏ ngỏ” những loại phụ kiện tinh xảo là các sản phẩm nhựa có xi mạ như khoen, móc, cườm, các vật trang trí trên giày, đặc biệt là giày nữ và giày trẻ em.

- Năng lực sản xuất của ngành chủ yếu tại các cơ sở ngoài quốc doanh và có yếu tố nước ngoài, chiếm trên 90% năng lực của cả ngành, chứng tỏ năng lực ngành phụ thuộc hoàn toàn vào làn sóng đầu tư của tư bản tư nhân trong nước và quốc tế.

- Tuy có lợi thế giá nhân công rẻ, nguồn cung ứng lao động dồi dào do dân số trẻ, nhưng năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp, trung bình trên 1 dây chuyền 450 lao động đạt mức sản lượng 500.000 đôi/năm, chỉ bằng 1/35 năng suất lao động của người Nhật, 1/30 của Thái Lan, 1/20 của Malaysia và 1/10 của Indonesia.

- Hiện nay trình độ công nghệ của ngành da giày Việt Nam đang ở mức trung bình và trung bình khá, song khá lệ thuộc vào nước ngoài về trang bị máy móc. Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn tài chính hạn hẹp, đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật công nghệ còn quá ít và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, kinh nghiệm và khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng về công nghệ còn hạn chế...Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Điều này còn dẫn đến việc ngành có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế.

2.2.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép của Việt Nam

Căn cứ vào những khó khăn trên, Bộ Công Thương đã đề ra các giải pháp chung để đẩy mạnh xuất khẩu cho ngành dệt may và da giầy như sau:

- Hình thành chợ nguyên phụ liệu cho ngành dệt may và da giày để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất của hai ngành này. Xem xét việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ nguyên phụ liệu cho dệt may, da giày.

- Tăng cường tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp trên cơ sở tăng cường năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm và gia tăng tỷ lệ nguyên phụ liệu trong nước tự đáp ứng được. Đẩy mạnh khai thác những thị trường ngách, thị trường nhỏ nhưng chấp nhận mức giá cao và ưa thích các sản phẩm đặc thù.

- Đầu tư cho việc nghiên cứu mẫu, mã, mốt thời trang quốc tế, nắm bắt kịp thời xu thế lớn trong ngành thời trang. Nhà sản xuất phải thể hiện được phong cách riêng với khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm, phương thức kinh doanh

2.3. Tình hình xuất khẩu gạo

2.3.1. Kim ngạch và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam (2007-2012)

Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, có thể thấy đến năm 2007 kinh tế Việt Nam mới chính thức hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng người nông dân sản xuất gạo Việt Nam đã tham gia thị trường lúa gạo thế giới từ trước đó gần hai thập kỷ. Việt Nam đã trở thành quốc gia cung cấp gạo quan trọng trên thị trường thế giới. Trong sáu năm trở lại đây kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng cao trong trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2007-2012

Năm Lượng

( triệu tấn)

Trị giá (tỷ đô)

2008 4.7 2.9

2009 6 2.6

2010 6.89 3.25

2011 7.1 3.6

2012 7.7 3.7

( Nguồn: Theo Thống kê của Tổng cục hải quan )

Năm 2007

Kim ngạch xuất khẩu:

Cả nước đã xuất khẩu được 4,54 triệu tấn gạo với kim ngạch 1,47 tỷ USD. giảm 0,64% về lượng nhưng tăng 15,2% về trị giá so với năm 2006 . Đơn giá xuất khẩu trung bình đạt cao nhất từ trước tới nay, đạt trung bình 324 USD/tấn, tăng 20,44% so với giá xuất khẩu trung bình năm 2006 và tăng 22,72% so với giá xuất khẩu trung bình năm 2005.

Thị trường tiêu thụ:

- Đứng đầu về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam năm 2007 là Philippine với 1,454 triệu tấn, trị giá 464,87 triệu USD,giảm 3,71% về lượng nhưng tăng 8,3% về trị giá so với năm 2006. Xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là gạo 25% tấm.

- Xuất khẩu sang Indonesia năm 2007 tăng khá mạnh, đạt 1,11 triệu tấn gạo với trị giá 360,66 triệu USD, tăng tới 226,6% về lượng và tăng 244,75% về trị giá so với năm 2006; còn so với năm 2005 tăng 1029,39% về lượng và tăng 1220,74% về trị giá. Thị trường này chủ yếu nhập khẩu gạo 15% tấm và gạo nếp 10% tấm.

- Tuy nhiên, xuất khẩu sang một số nước châu Phi năm 2007 lại giảm khá mạnh như Angola, Nam Phi, Bờ Biển Ngà, Tanzania, Camêrun, Kênya….

Năm 2008

Kim ngạch xuất khẩu:

Xuất khẩu gạo đạt 4,7 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,9 tỉ đô la Mỹ (tính ra, giá bán bình quân 617,02 đô la Mỹ/tấn)

Thị trường tiêu thụ:

Philippines tiếp tục là nước dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam với 1,69 triệu tấn, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2007, các nước còn lại 986 nghìn tấn, giảm

46,7%); tiếp theo là Châu Phi: 1,18 triệu tấn, tăng 88%; Châu Mỹ: 547 nghìn tấn, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2007,…

Năm 2009

Kim ngạch xuất khẩu:

Xuất khẩu gạo đạt 6 triệu tấn, kim ngạch đạt 2.6 tỉ đô la Mỹ (giá bán bình quân 433,33 đô la Mỹ/ tấn).

Thị trường tiêu thụ:

Gạo Việt Nam xuất khẩu sang 20 thị trường chính, nhưng chủ yếu là xuất sang Philippines; Malaysia; Cu Ba; Singapore. Xuất khẩu sang Philippines đạt kim ngạch lớn nhất với 917,13 triệu USD, chiếm 34,43% kim ngạch; tiếp theo là kim ngạch xuất sang Malaysia đạt 272,19 triệu USD, chiếm 10,22%; rồi đến thị trường Cu Ba 191 triệu USD, chiếm 7,17%; Singapore 133,6 triệu USD, chiếm 5,02%.

Năm 2010

Kim ngạch xuất khẩu

Cả nước xuất khẩu 6,89 triệu tấn gạo, thu về 3,25 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2009 và chiếm 4,5% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá các loại của cả nước năm 2010.

Thị trường tiêu thụ:

- Thị trường truyền thống chủ đạo của xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn là Philippines, Indonesia, Cu Ba, Malaysia và Đài Loan; trong đó, dẫn đầu về lượng và kim ngạch trong năm 2010 là thị trường Philipines với 1,48 triệu tấn, trị giá 947,38 triệu USD (chiếm 21,4% về lượng và chiếm 29,17% tổng kim ngạch); thị trường Indonesia xếp vị trí thứ 2 với trên 687 nghìn tấn, trị giá 346,02 triệu USD (chiếm 9,98% về lượng và chiếm 10,65% tổng kim ngạch); thứ 3 là Singapore với 539,3 nghìn tấn, trị giá 227,79 triệu USD (chiếm 7,83% về lượng và chiếm 7,01% tổng kim ngạch); tiếp đến Cu Ba gần 472,3 nghìn tấn, trị giá 209,22 triệu USD (chiếm 6,86% về lượng và chiếm 6,44% tổng kim ngạch); sau đó là 2 thị trường cũng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD là: Malaysia 177,69 triệu USD; Đài Loan 142,7 triệu USD.

- Đa số các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2010 đều giảm về lượng và kim ngạch so với năm 2009, tuy nhiên có 5 thị trường xuất khẩu tăng cả lượng và kim ngạch so với năm 2009, trong đó tăng mạnh nhất là xuất khẩu sang Indonesia (tăng 3763,79% về lượng và tăng 4696,30% về kim ngạch); xuất khẩu sang Hồng Kông đứng thứ 2 về mức tăng trưởng (tăng 194% về lượng và tăng 222,42% về kim ngạch); sau đó là Đài Loan (tăng 72,3% về lượng và tăng 74,85% về kim ngạch); Singapore (tăng 64,65% về lượng và tăng 70,51% về kim ngạch). Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu gạo giảm mạnh so với năm 2009 ở các thị trường Italia (giảm 83,21% về lượng và giảm 75,94% về kim ngạch); Tây Ban Nha

(giảm 79,16% về lượng và giảm 75,45% về kim ngạch) và Ucraina (giảm 64,98% về lượng và giảm 60,95% về kim ngạch).

Năm 2011

Kim ngạch xuất khẩu

Cả nước xuất khẩu 7,11 triệu tấn gạo, thu về 3,66 tỷ USD, chiếm 3,77% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước (tăng 3,28% về lượng và tăng 12,59% về kim ngạch so với năm 2010); Giá gạo xuất khẩu bình quân đã đạt gần 494 USD/tấn, tăng 14,5 % so với năm 2010 và chỉ kém kỷ lục của năm sốt nóng giá gạo thế giới 2008 (569 USD/tấn)

Thị trường tiêu thụ:

Trong năm 2011 xuất khẩu gạo của Việt Nam mở rộng thêm được rất nhiều thị trường mới so với năm 2010 như: Bangladesh, Senegal, Bờ biển Ngà, Gana, Thổ Nhĩ Kỳ, Angola, Angieri, I rắc, Hoa Kỳ; trong đó đáng chú ý là các thị trường mới đạt kim ngạch cao trên 100 triệu USD như: Bangladesh 180,38triệu USD, Senegal 169,73 triệu USD và Bờ biển Ngà 138,81 triệu USD.

Năm 2012

Kim ngạch xuất khẩu

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kết thúc năm 2012, xuất khẩu gạo vươn lên con số kỷ lục 7,7 triệu tấn, tăng 8,2% về lượng so với năm 2011, nhưng giảm khoảng 2% về giá trị, kim ngạch đạt 3,7 tỷ USD.

Thị trường tiêu thụ:

Thị trường xuất khẩu tập trung vào các thị trường chính bao gồm Trung Quốc, Châu Phi, Philippines và Malaysia. Chất lượng gạo xuất khẩu loại cao cấp chiếm trên 50%, loại trung bình chiếm gần 20% và loại cấp thấp chiếm 12%, đặc biệt gạo thơm và nếp tăng mạnh.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy trong giai đoạn 2007-2012 Việt Nam đã xuất khẩu bình quân hàng năm trên 6 triệu tấn vào thị trường xuất khẩu chính là châu Á (70,99%), châu Phi (21,71%) và các thị trường như Trung Quốc, châu Phi, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore, Hồng Kông, Cuba….Và đặc biệt là năm 2012 xuất khẩu gạo vươn lên con số kỷ

Một phần của tài liệu CAC THI TRUONG XK CHU LUC CUA VIET NAM (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w