2.3.3.1. Hoàn thiện tổ chức khâu trồng lúa cung cấp cho xuất khẩu
Thực hiện tốt qui họach phân vùng thâm canh trồng lúa cho xuất khẩu
• Đối với đồng bằng sông Cửu Long
Vùng này nên quy hoạch phát triển sản xuất các loại gạo có chất lượng tốt, khối lượng xuất khẩu lớn như các giống lúa Nàng Hương, Nàng Thơm Chợ Đào, Jasmine.. bên cạnh đó là việc qui hoạch tổng thể hệ thống cơ sở hạ tầng từ sản xuất đến chế biến gạo.
• Đối với vùng Đồng bằng sông Hồng
Vùng này có ưu thế về đất, nguồn nước, khí hậu rất thuận lợi cho phát triển các giống lúa chất lượng cao như: Tám Thơm, lúa Dự… Đó là các sản phẩm có thể thâm nhập thị trường Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản…
• Đối với các vùng khác
Cố gắng phấn sản xuất để có thể tự túc được nhu cầu lương thực, góp phần tích cực bảo đảm bền vững yêu cầu lương thực quốc gia.
Nhà nước nên có những chính sách ưu đãi về tín dụng, bảo trợ sản xuất.
• Các ngân hàng cần tăng cường vốn cho nông dân vay ngắn hạn hay dài hạn để họ có điều kiện mở rộng qui mô sản xuất theo cả bề rộng lẫn bề sâu.
• Bên cạnh việc tăng số lượng cho vay, cần cấp tín dụng kịp thời đến hộ nông dân đúng thời vụ sản xuất.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp khoa học- kỹ thuật trong sản xuất gạo xuất khẩu
Hoàn thiện hệ thống pháp lý nhà nước về giống lúa, tuyển chọn các giống lúa đặc sản và nghiên cứu xác định cơ cấu, chủng loại lúa thích hợp với từng địa phương và phù hợp với nhu cầu của thị trường.
• Về phân bón:
Tăng cường sản xuất phân bón trong nước kết hợp với nhập khẩu các loại phân hóa học tổng hợp.
Tăng cường quản lý của nhà nước về lĩnh vực kinh doanh phân bón đảm bảo quảng cáo phân bón trung thực, sản xuất đúng chất lượng đã đăng ký, chống sản xuất phân bón giả…
• Về phòng trừ sâu bệnh
Cần nâng cao hiểu biết của người dân về các loại sâu bệnh cũng như tính năng của các loại hóa chất hòng ngừa
Nhà nước cần có biện pháp quản lý chặt chẽ việc sản xuất và mua bán thuốc phòng trừ sâu bệnh trên thị trường để tránh hàng giả xâm nhập.
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh trồng lúa, làm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng, hạ giá thành.
2.3.3.2. Hoàn thiện khâu tổ chức nguồn hang cho xuất khẩu
Hệ thống phơi sấy và bảo quản
- Sử dụng và lắp đặt hệ thống máy sấy phù hợp, từ đó cần hoàn thiện kỹ thuật và nhân ra diện rộng một số mô hình thiết bị sấy có qui mô phù hợp, sử dụng các loại nguyên liệu sẵn có rẻ tiền tại địa phương như rơm, trấu, củi…do các cơ sở trong nước nghiên cứu và sản xuất
- Sản xuất và áp dụng một số chế phẩm vi sinh, các chế phẩm từ thực vật có tác dụng diệt côn trùng mà không gây độc hại cho người và gia súc, không làm nhiễm bẩn môi trường để bảo quản thóc ở các kho lớn cũng như gia đình.
- Nâng cấp hệ thống kho chứa, bến bãi tại các đầu mối thu mua thóc gạo để giảm tổn thất vừa nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu vừa làm giảm thời gian bốc xếp tại các bến bãi đầu mối.
Nâng cao công nghệ xay xát
Nên cải tiến và bổ sung them các dây chuyền tách tấm, đánh bong, phân loại gạo. Trong tương lai cần trang bị hơn nữa các công nghệ xay xát tiên tiến của thế giới.
Nhà nước nên thực hiện các biện pháp tín dụng hỗ trợ xuất khẩu
Nhà nước nên tăng cường cấp tín dụng cho một số doanh nghiệp và địa phương mua tạm trữ lúa gạo để điều tiết cung cầu, lập quỹ bình ổn giá cả trong nước, xây dựng hạ tầng, nhà kho bến bãi, sân phơi, tàu thuyền vận tải phục vụ cho việc vận chuyển và dự trữ, bảo
quản lúa gạo xuất khẩu. Áp dụng cơ chế khuyến khích nông dân gửi gạo vào kho chờ tiêu thụ, nhằm giúp người nông dân bảo quản thóc, vừa đảm bảo cho doanh nghiệp có lượng gạo ổn định cho các hợp đồng xuất khẩu đến cuối năm với giá cao.
2.3.3.3. Đẩy mạnh hoạt động marketing trong xuất khẩu
Các biện pháp thích ứng với thị trường
- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường tránh bị khách hàng ép giá.
- Quan hệ chính trị đối ngoại cần đi trước một bước để tạo điều kiện cho việc thâm nhập và mở rộng thị trường.
- Có cơ chế quản lý giá xuất khẩu gạo thích hợp
- Tăng cường hiệp định xuất khẩu gạo cho các nước theo cấp chính phủ.
Nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu
- Không ngừng nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, cần tăng dần tỷ trọng các loại gạo cao cấp và đặc sản. Và cđây là một phương sách để mở rộng thị trường ra Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản…
- Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần xây dựng cho mình một thương hiệu có uy tín trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần quan tâm chú ý nhiều hơn nữa đến luật kinh doanh ở những thị trường mà mình xuất khẩu.
- Cần tăng cường liên minh với các nước xuất khẩu gạo trước hết là thái Lan, tăng cường hợp tác với các trung tâm tài chính quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp, đa phương hóa các hình thức như hiệp định dài hạn xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu, đấu thầu xuất khẩu.
2.4. Tình hình xuất khẩu cà phê:
2.4.1. Kim ngạch và thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2012
Năm Lượng ( triệu tấn) Trị giá (tỷ đô) 2007 1.2 1.8 2008 1.06 2.11 2009 1.18 1.73 2010 1.17 1.73 2011 1.12 2.7 2012 1.6 3
( Nguồn: Theo thống kê của Tổng cục hải quan)
Năm 2007
Kim ngạch xuất khẩu:
Việt Nam đã xuất khẩu 1,2 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch trên 1,8 tỷ USD, tăng 22,3% về lượng và 50% về kim ngạch so với năm ngoái.
Thị trường tiêu thụ:
Theo Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam, hiện mười nước nhập khẩu hàng đầu cà phê của Việt Nam là Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Ba Lan, Pháp, Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản, chiếm tới 75% khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam; trong đó Đức tiếp tục giữ vị trí số 1 về nhập khẩu cà phê của Việt Nam với thị phần khoảng 14%.
Ngoài các thị trên, Việt Nam còn mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê sang một số thị trường khác như vùng Trung Cận Đông, châu Phi, một số nước ASEAN và vùng Trung Mỹ.
Năm 2008
Kim ngạch xuất khẩu:
Xuất khẩu đạt 1,06 triệu tấn, giảm 13,8% so với năm 2008 và chỉ hoàn thành có 96,3% kế hoạch năm. Trị giá kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2008 đạt 2,11 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2007.
Thị trường tiêu thụ:
Thị trường chính nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong năm qua là Đức: 136 nghìn tấn, Hoa Kỳ: 106 nghìn tấn, Tây Ban Nha: 88 nghìn tấn, Ý: 86 nghìn tấn.
Kim ngạch xuất khẩu
Tính chung cả năm 2009, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 1,18 triệu tấn, với kim ngạch 1,73 tỷ USD, tăng 11,71% về lượng, nhưng giảm 18,03% về trị giá so với năm 2008. Xuất khẩu của doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 17,18% tổng kim ngạch, đạt 297,4 triệu USD.
Thị trường tiêu thụ
- Đức, Hoa Kỳ, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia, Nhât Bản là các thị trường chính của xuất khẩu cà phê Việt Nam. Dẫn đầu về kim ngạch năm 2009 là thị trường Đức với 201,77triệu USD, chiếm 11,66% tổng kim ngạch; thứ 2 là thị trường Hoa Kỳ với 196,67triệu USD,chiếm 11,36%; tiêp là thị trường Bỉ 190,5 triệu USD, chiếm 11%.
- Trong năm 2009, xuất khẩu cà phê sang các thị trường hầu hết bị giảm kim ngạch so với năm 2008. Dẫn đầu về mức sụt giảm kim ngạch là xuất khẩu sang Thái Lan năm 2009 đạt 4,45triệu USD, giảm 85,12% so với năm 2008; tiếp theo là xuất khẩu sang Singapore đạt 19,77 triệu USD, giảm 57,58%; tiếp theo là thị trường Nga giảm 44,58%; sang Hàn Quốc giảm 44,03%...
- Chỉ có 5 thị trường đạt mức tăng kim ngạch so với năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia tuy chỉ đứng thứ 18 trong bảng xếp hạng kim ngạch, đạt 17,19 triệu USD, nhưng đạt mức tăng cao nhất tới 376,57% so với năm 2008; đứng thứ 2 về mức độ tăng trưởng kim ngạch là kim ngạch xuất sang Ấn Độ đạt 22,51triệu USD, tăng 112,2%; tiếp đến kim ngạch xuất sang Hà Lan đạt 46,8 triệu USD, tăng 45,41%; Kim ngạch xuất sang Bỉ năm 2009 tuy đạt kim ngạch lớn trên 190,5 triệu USD, nhưng mức tăng kim ngạch so với năm 2008 chỉ đạt 13,35%; kim ngạch xuất sang Philippine tăng 12,86%.
Năm 2010
Kim ngạch xuất khẩu
Tính chung cả năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1,17 triệu tấn cà phê, thu về kim ngạch xuất khẩu đạt 1,73 tỷ USD tăng 1,9 % so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu bình quân năm 2010 đạt 1462 USD/tấn.
Thị trường tiêu thụ
Cho đến nay, Việt Nam vẫn tiếp tục là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Brazil, song để có thể tăng sản lượng xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu và tìm hiểu những thị trường cà phê truyền thống như EU, Mỹ và những thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Nhật. Bên cạnh đó, doanh nghệp cần có chính sách thu mua và tạm trữ hợp lý để tránh việc phải bán với mức giá thấp để tránh lỗ và khi có thể tăng giá thì lại hết hàng.
Năm 2011
Theo số liệu Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 1,2 triệu tấn, trị giá 2,7 tỷ USD, tăng 3,2% về lượng và 48,7% về kim ngạch so với niên vụ 2009/2010. Đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay của ngành cà phê.
Thị trường tiêu thụ
Năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê sang 28 thị trường trên thị trường. Các thị trường chính nhập khẩu cà phê của Việt Nam là Hoa Kỳ, Đức, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha….đứng đầu về lượng cà phê xuất nhiều nhất là thị trường Hoa Kỳ với 138,6 nghìn tấn, chiếm 11% thị phần, với kim ngạch 341 triệu USD. Đứng thứ hai là Đức 135,8 nghìn tấn, trị giá 296,6 triệu USD.
Năm 2012
Kim ngạch xuất khẩu
Năm 2012 Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu cà-phê số một thế giới với sản lượng xuất khẩu 1,6 triệu tấn, kim ngạch hơn ba tỷ USD . Năm 2012 là năm thứ năm liên tiếp diện tích thu hoạch cà-phê vượt qua mốc 500 nghìn ha, sản lượng và khối lượng xuất khẩu vượt qua mốc một triệu tấn.
Thị trường tiêu thụ
- Thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam là Đức, với trị giá 283,66 triệu USD, tăng 61,29% về lượng và tăng 50,15% về trị giá, chiếm 12,8% tổng trị giá xuất khẩu.
- Hai thị trường lớn xuất khẩu tiếp theo là Hoa Kỳ và Italia đều đạt tăng trưởng dương cả về lượng và trị giá. Bên cạnh còn có một số thị trường có mức tăng trưởng khá mạnh như: Indonêsia tăng 824,97% về lượng và tăng 762,8% về trị giá; thị trường Mêhicô tăng 251,06% về lượng và tăng 226,37% về trị giá; thị trường Ai cập tăng tới 864,66% về lượng và tăng 724,65% về trị giá so với năm trước.
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012 thì kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam có nhiều biến động, do ảnh hưởng của sự biến động giá cà phê trên thị trường thế giới. Tuy nhiên trong thời gian qua sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng lên điển hình là năm 2012 Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu cà-phê số một thế giới với sản lượng xuất khẩu 1,6 triệu tấn, kim ngạch hơn ba tỷ USD. Sự tăng trưởng này cho thấy triển vọng phát triển sản xuất và khả năng xuất khẩu của cà phê Việt Nam , khẳng định vị trí của cây cà phê trong chiến lược phát triển xuất khẩu của cả nước.
2.4.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam 2.4.2.1. Thuận lợi
- Việc xuất khẩu cà phê Việt nam hoàn toàn có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới với những thuận lợi sẵn có của ngành. Với diện tích khoảng 500,000 ha, lượng cà phê xuất khẩu hằng năm trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, ước tính khoảng 850 triệu tấn.
- Cà phê Robusta được trồng tập trung trên những vùng đất tốt có biên độ ngày đêm lớn, có lợi cho sự hình thành và tích lũy các chất hữu cơ. Nếu cà phê Robusta của Châu Phi được đánh giá là gắt thì cà phê Robusta của Việt Nam được khách hàng Châu Âu đánh giá là dịu và trung tính thích hợp cho chế biến cà phê hòa tan.
- Cà phê Arabica của Việt Nam được trồng ở độ cao 500 m trở lên ở vùng á nhiệt đới và 2500 m ở vùng xích đạo với điều kiện sinh trưởng thích hợp. Lần đầu tiên được trồng thử vào năm 1858, đến nay cà phê Arabica đã nổi tiếng trong các hội chợ quốc tế dưới tên gọi “ Moka Tonkin”, : Tonkin Superieur”
- Việt Nam có nguồn nguyên liệu dồi dào trong xuất khẩu. Thời gian qua nhờ đẩy mạnh phong trào phát triển cà phê trong các hộ gia đình nên cà phê đã tăng nhanh về diện
tích, năng suất, sản lượng. Bên cạnh đó thì 80% sản lượng cà phê xuất khẩu có nguồn gốc từ hộ nông dân. Đó là thế mạnh của ta trong khâu tạo ra nguồn nguyên liệu.
- Nước ta là nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới với mức tăng trưởng lượng xuất khẩu hàng năm lớn( 20,35%) Việt Nam đã thật sự có sự ảnh hưởng to lớn đến giá giao dịch của cà phê Robusta trên thị trường thế giới.
- Trong công tác xuất khẩu cà phê, Việt Nam với lợi thế là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nên có thể đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu sang Nhật bản và Trung Quốc- hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn của thế giới. Với hai thị trường tiêu thụ đặc biệt này Việt Nam có lợi thế hơn hẳn các nước xuất khẩu cà phê khác về vị trí địa lý giúp tiết kiệm được chi phí trong vận chuyển vì chi phí này chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí cho xuất khẩu
2.4.2.2. Khó khăn
Về nguồn nguyên liệu
Cà phê được trồng phần lớn ở Việt Nam là cà phê Robusta ( chiếm 95% diện tích), trong khi đó cà phê Arabica chỉ chiếm 5% diện tích nhưng đây lại là loại cà phê có chất lượng thơm ngon hơn hẳn, chiếm trên 70% tổng sản lượng cà phê tiêu thụ trên thế giới. Vì thế khi xuất khẩu cà phê thường phải chịu giá thấp. Thêm vào đó cà phê của ta chỉ phơi nắng ngoài trời nên chất lượng thấp, tỷ lệ hạt đen vỡ cao, lẫn nhiều tạp chất, hàm lượng nước cao hơn mức chuẩn.
Về chế biến
- Công nghệ chế biến lạc hậu nên khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam vẫn còn nhiểu hạn chế. Giá cà phê của ta bị thua thiệt lớn so với giá thế giới cũng như các nước trong khu vực( vài trăm usd/tấn), lượng xuất khẩu lớn mà kim ngạch chưa cao. Hiện phần lớn cà phê xuất khâu của ta là cà phê nhân xô làm nguyên liệu để tái chế cà phê của nước ngoài.
- Khoảng 78-80% sản lượng cà phê được chế biến trong các hộ gia đình bằng công nghệ giản đơn là phơi khô xát vỏ thủ công, chắp vá không đúng qui cách tiêu chuẩn, cách chế biến như vậy nếu không được tái chế trước khi xuất khẩu thì sẽ có chất lượng rất kém.