- Những khó khăn:
4. Đổi mới nội dung và hình thức thi đua; hoàn thiện công tác tổ chức chỉđạo thi đua.
chức chỉđạo thi đua.
Đề hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và phát triển TCT Sông Đà trở thành một tập đoàn kinh tế Sông Đà, Công đoàn TCT cần coi trọng việc đổi mới nội dung và hình thức thi đua; hoàn thiện công tác tổ chức chỉđạo thi đua.
- Nội dung thi đua trong toàn TCT ngày nay phải thực sựđa dạng và phong phú, giàu tính nhân đạo, nhân văn, mỗi cá nhân, đơn vị tuỳ thuộc vào nhiệm vụ chính trị của mình để xác định nội dung thi đua: thi đua phát triển kinh tế nhanh và bền vững; thi đua thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội; thi đua xây dựng con người mới; thi đua học tập, nghiên cứu, phát minh sáng kiến khoa học kĩ thuật; thi đua thực hành tiết kiệm...
- Hình thức tổ chức thi đua tốt là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo phong trào thi đua đi đúng mục tiêu đãđịnh: Công tác vận động, tổ chức thi đua phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước tạo sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền và cơ quan, đơn vị; Phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc công khai và nhân rộng điển hình tiên tiến.
+ Hội đồng thi đua, khen thưởng được thành lập phải gọn nhẹ, quan trọng là năng lực tham mưu.
+ Phong trào thi đua phải bám sát nhiệm vụ kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chính trị của TCT.
+ Công đoàn TCT cần xây dựng các chỉ tiêu thi đua, mục tiêu, nội dung, thời gian thi đua ngắn hạn và dài hạn.
+ Tổ chức chỉđạo thi đua thông qua việc vận động quần chúng. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vận động các thi đua, cổ vũ gương người tốt, việc tốt trong TCT.
+ Cái khó trong công tác phong trào thi đua đó là việc duy trì hoạt động trong suốt quá trình thi đua. Do đó Công đoàn TCT cần quán triệt Luật khen
Chuyên đề tốt nghiệp
thưởng một cách nghiêm túc, tăng cường sự phối hợp với Đảng uỷ TCT trong tổ chức chỉđạo thi đua.
- Công tác tổ chức chỉđạo thi đua phải dựa vào căn cứ, cơ sở của tình hình, nhiệm vụ, yêu cầu mới của đất nước và TCT: Dựa vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, Luật thi đua khen thưởng...
- Khi tổ chức phong trào thi đua Công đoàn TCt cần chú trọng cụ thể hoá, chi tiết hoáđến từng phần việc: Công tác chuẩn bị tổ chức, tổ chức phát động phong trào thi đua, tổng kết thi đua và rút kinh nghiệm.
* Tổ chức phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của ngành:
Tổ chức tốt phong trào thi đua thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng về phát động phong trào thi đua đặc biệt đến hết năm 2010.
Thông qua phong trào thi đua đểđào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ CNVCLĐ lành nghề.
Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kĩ thuật trong đội ngũ cán bộ, công nhân trên mọi lĩnh vực hoạt động.
Tiếp tục đẩy mạnh đi vào chiều sâu phong trào thi đua yêu nước mà toàn ngành đang duy trì như: phong trào thi đua "Lao động giỏi", cuộc vận động "Đảm bảo nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng", phong trào "Xanh - sạch - đẹp, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động", phong trào "Luyện tay nghề giỏi".
Phát động phong trào thi đua nâng cao chất lượng công tác ban hàng cơ chế chính sách hành chính từ cấp Trung ương đến địa phương để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về xây dựng.
Vàđặc biệt công đoàn TCT Sông Đà phải tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua liên kết do Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam phát động.
Chuyên đề tốt nghiệp
Với mục tiêu xây dựng TCT Sông Đà trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, nhiệm vụ trước mắt của Công đoàn TCT Sông Đà còn rất nặng nề và khó khăn. Tuy nhiên hơn ai hết những người thợ Sông Đà hiểu và nhận thức sâu sắc rằng: Chính nhờ việc tổ chức các phong trào thi đua trong những năm qua đã làm cho sức mạnh nội lực của tập thể CNVCLĐ tăng lên gấp bội. Công sức, trí tuệ và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tập thểđược phát huy tối đa. Với sụ quan tâm của Trung ương Đảng, Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, đặc biệt là sự quan tâm chỉđạo sát sao của Bộ xây dựng, Công đoàn TCT Sông Đà không ngừng xây dựng đội ngũ CNVCLĐ lớn mạnh và toàn diện.
III. KIẾNNGHỊ
Để xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn và tổ chức Công đoàn vững mạnh, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước nói chung và của TCT Sông Đà nói riêng; Để phong trào thi đua thực sự trở thành động lực thúc đẩy lao động sản xuất góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ CNVCLĐ. Ngoài những phương hướng, giải pháp đẩy mạnh phong trào thi đua trong CNVCLĐ của Công đoàn TCT, cần có sự quan tâm tạo điều kiện về nhiều mặt của Đảng, Chính phủ, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, các ngành, các cấp. Vì vậy, em xin đề xuất một số kiến nghị sau: