Khái quát quá trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu Đổi mới việc kiểm tra- đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh (Trang 82 - 83)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.4.1. Khái quát quá trình thực nghiệm

2.4.1.1. Mục đích thực nghiệm.

Để thực nghiệm trong thực tế tính khả thi của một số biện pháp tiến hành kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử theo yêu cầu đổi mới, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT. Thông qua thực tiễn việc thực nghiệm sư phạm sẽ khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng các biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong học tập lịch sử ở trường THPT. Kết quả thực nghiệm sẽ chứng tỏ sự đúng đắn của lý luận về kiểm tra, đánh giá làm cơ sở thực tiễn góp phần thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá, nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

2.4.1.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm.

Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 12 trường THPT Ngô Sĩ Liên. Trong đó lớp 12A1 là lớp thực nghiệm và lớp 12A6 là lớp đối chứng. Cả hai lớp trên có số lượng tương đương nhau.

Ở lớp thực nghiệm 12A1 được áp dụng những biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá trong đó có việc thực hiện ra đề kiểm tra theo quy trình đổi mới kết hợp câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận, nội dung đề thi thể hiện tính toàn diện. Lớp 12A6 thực hiện theo lối kiểm tra truyền thống dùng câu hỏi tự luận và ra đề không tuân thủ quy trình đổi mới, nội dung đề chủ yếu kiểm tra, đánh giá việc ghi nhớ của học sinh.

2.4.1.3. Nội dung thực nghiệm và phương pháp tiến hành thực nghiêm.

Tại trường tiến hành thực nghiệm, cả hai lớp được chọn đều do cùng một giáo viên giảng dạy, học sinh cùng học một chương trình, cùng một khối lượng kiến thức. Trong quá trình kiểm tra lớp 12A1 được thông báo là thực nghiệm các em sẽ làm bài kiểm tra kết hợp câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận. Lớp 12A6 làm lớp đối chứng, các em sẽ làm bài kiểm tra với câu hỏi tự luận, nội dung đề chủ yếu kiểm tra, đánh giá kiến

thức ở mức độ nhớ và hiểu. Hai bài kiểm tra của hai lớp được xây dựng tương đương nhau về nội dung kiến thức. Hai lớp thực nghiệm và đối chứng cùng làm bài trong thời gian, quy trình và địa điểm như nhau.

* Tiến trình thực nghiệm.

- Chúng tôi tiến hành thực nghiệm bài kiểm tra 1 tiết môn lịch sử sau khi học sinh học xong chương IV “Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975”

- Trước khi tiến hành thực nghiệm đề kiểm tra được trao đổi, thảo luận với giáo viên trực tiếp giảng dạy.

- Nội dung và phương pháp tiến hành cụ thể của kiểm tra (xem phần phụ lục 2A)

* Các tiêu chuẩn trong đánh giá kết quả thực nghiệm.

- Về mặt định lượng:

Chúng tôi sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập đã xây dựng để tiến hành kiểm tra 1 tiết đối với học sinh lớp 12 trường THPT. Nội dung những câu hỏi nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các mức độ:

+ Nhận biết và xác định đúng những kiến thức cơ bản của môn học. + Rèn luyện những kỹ năng thực hành cho học sinh.

- Về mặt định tính;

Chúng tôi quan sát, nhận xét trên các mặt sau: + Không khí lớp học.

+ Thái độ hứng thú học tập của học sinh.

+ Tổng hợp ý kiến của các giáo viên tham gia thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Đổi mới việc kiểm tra- đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w