Yêu cầu khi xác định và sử dụng một số biện pháp đổi mới kiểm tra,

Một phần của tài liệu Đổi mới việc kiểm tra- đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh (Trang 43 - 47)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2. Yêu cầu khi xác định và sử dụng một số biện pháp đổi mới kiểm tra,

kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến 1975 lớp 12 THPT.

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá ở trường phổ thông. Tuy nhiên để có thể xác định và sử dụng các biện pháp đó một cách đúng đắn và khoa học nhất cần phải đảm

bảo một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, các biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá được xây dựng dựa

trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu chung của kiểm tra, đánh giá kiến thức lịch sử của học sinh. Trong đó quan trọng nhất là phải đảm bảo độ tin cậy và tính giá trị của bài kiểm tra, đánh giá. Bên cạnh đó cần phối hợp nhiều loại hình, phương pháp kiểm tra, đánh giá và đảm bảo tính thường xuyên, toàn diện của kiểm tra, đánh giá; cần kết hợp kiểm tra đánh giá của giáo viên và tự kiểm tra đánh giá của học sinh. Ngoài ra phương pháp kiểm tra, đánh giá càng đơn giản, ít tốn thời gian, sức lực, chi phí, phù hợp với điền kiện cụ thể thì càng tốt.

Để có thể đề ra những biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông cần phải tuân thủ các yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá nói chung.

Hai là, đổi mới kiểm tra, đánh giá phải lấy yêu cầu về chuẩn kiến thức,

kỹ năng và hướng thái độ của chương trình giáo dục phổ thông làm căn cứ và mục tiêu.

Một trong những yêu cầu cơ bản khi đề ra các biện pháp nhằm đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay là phải dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông làm căn cứ và mục tiêu. Chuẩn kiến thức, kỹ năng và hướng thái độ là một thành phần của chương trình giáo dục phổ thông đảm bảo cho việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh theo chuẩn sẽ tạo nên sự thống nhất trong cả nước; làm hạn chế tình trạng dạy học quá tải, đưa thêm nhiều nội dung nặng nề, quá cao so với chuẩn vào dạy học, kiểm tra, đánh giá; góp phần làm giảm tiêu cực của dạy thêm, học thêm; tạo điều kiện cơ bản, quan trọng để có thể tổ chức kiểm tra, đánh giá và thi theo chuẩn.

Các mức độ về kiến thức, kỹ năng được thể hiện cụ thể, tường minh trong chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông.

- Về kiến thức: yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp độ cao hơn.

- Về kỹ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành, có kỹ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ…

Kiến thức, kỹ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ học sinh ở các mức độ, từ đơn giản đến phúc tạp; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức.

Mức độ cần đạt được về kiến thức theo phân loại của Bloom có 6 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Tuy nhiên đối với học sinh phổ thông ở nước ta thường chỉ sử dụng với 3 mức độ nhận thức là nhận biết, thông hiểu và vận dụng.

Như vậy, các biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá đặt ra phải dựa trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng, hướng thái độ và đó cũng chính là mục tiêu mà kiểm tra, đánh giá cần hướng tới.

Các biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo thực hiện được hai chức năng cơ bản của kiểm tra, đánh giá đó là chức năng điều khiển và chức năng xác định.

Biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá đề ra phải có tác dụng giúp giáo viên xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, xác định mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục mà học sinh đạt được khi kết thúc một giai đoạn học tập.

Đồng thời các biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá phải giúp phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân, kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục. Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ nhằm đánh giá thành quả học tập của học sinh mà còn bao gồm cả đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học. Bên cạnh đó kiểm tra còn phải giúp cho học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu được đặt ra, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập, phát triển kỹ năng tự đánh giá. Tất cả điều đó đều nhằm đảm bảo cho kiểm tra, đánh giá là một động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học.

phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

Lý luận dạy học hiện đại đã nói đến vai trò tích cực, chủ động của học sinh như một yếu tố quan trọng nhất quyết định đến kết quả của quá trình

dạy học “mọi sự tác động từ phía giáo viên chỉ là những tác động bên ngoài,

khách quan, yếu tố quyết định chất lượng dạy học phải là hoạt động tư duy tích cực của chính bản thân người học” [20; tr.69].

Trong nhà trường truyền thống với phương pháp dạy học thụ động, giáo viên nắm vai trò chủ đạo truyền đạt kiến thức còn học sinh chỉ thụ động lắng nghe và ghi chép lại. Cách dạy và học như vậy không những không phát huy được tính tích cực học tập của học sinh mà còn làm các em mất dần đi tư duy sáng tạo, độc lập của mình. Điều này đã không còn phù hợp với yêu cầu của thời đại ngày nay.

Hiện nay, yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục là phải đào tạo những con người năng động, sáng tạo, thích ứng với môi trường xã hội mở cửa hội nhập quốc tế. Môi trường đó không dung nạp và phù hợp với những ai không chủ động tìm tòi, sáng tạo và vươn lên. Như vậy, rõ ràng cách dạy truyền thống đã không còn phù hợp. Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là phải gắn liền với việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Và đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá cũng không nằm ngoài yêu cầu đó. Các biện pháp đưa ra để đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh cần phát huy được tính tích cực học tập của học sinh. Có như vậy, các biện pháp đó mới đạt hiệu quả cao và có tác dụng tích cực.

Tóm lại, các biện pháp để đổi mới kiểm tra, đánh giá được nêu ra cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá nói chung cũng như những yêu cầu khác như: lấy chuẩn kiến thức, kỹ năng làm căn cứ và mục tiêu để đánh giá; đảm bảo chức năng cơ bản của kiểm tra, đánh giá; phát huy tính tích cực học tập của học sinh … Thực hiện đúng các yêu cầu trên sẽ đảm bảo cho việc xây dựng và sử dụng các biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá một cách hợp lý và phù hợp với thực tiễn dạy học ở trường phổ thông.

Một phần của tài liệu Đổi mới việc kiểm tra- đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w