Tiến hành ra đề kiểm tra, thi theo quy trình đổi mới

Một phần của tài liệu Đổi mới việc kiểm tra- đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh (Trang 70 - 80)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.3.5. Tiến hành ra đề kiểm tra, thi theo quy trình đổi mới

Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu, một biện pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử. Kiểm tra bao gồm nhiều công việc như xác định mục đích, lựa chọn nội dung, phương pháp kiểm tra, xây dựng đề, đáp án, biểu điểm, đánh giá kết quả. Mỗi công việc đều có vị trí vai trò riêng trong đó việc ra đề có vai trò ý nghĩa hết sức quan trọng chi phối đến kết quả thực hiện quá trình kiểm tra. Hiệu quả của việc kiểm tra, đánh giá phụ thuộc vào mục đích, nội dung của các câu hỏi trong đề bài kiểm tra, thi. Đề phải đo được toàn diện kiến thức của học sinh ở ba mức độ biết, hiểu và vận dụng. Đề quá dễ hoặc quá khó thì giáo viên sẽ không nắm được sự phân hóa chính xác trong trình độ của học sinh. Vì vậy, đề kiểm tra, thi phải đảm bảo tính hiệu quả, tính khoa học và độ tin cậy cao.

Hiện nay trong kiểm tra, đánh giá phần lớn giáo viên mới chỉ chú ý tới chức năng đánh giá của kiểm tra mà chưa chú ý tới chức năng phát hiện và điều chỉnh lệch lạc. Đồng thời việc ra đề kiểm tra, thi ở trường phổ thông còn nhiều bất cập, chưa được chú trọng đúng mức, chưa đảm bảo được các yếu tố như độ tin cậy, tính giá trị…Do đó, để đảm bảo công việc ra đề tốt cần thực hiện các yêu cầu sau:

- Xác định được mục tiêu cụ thể của môn học sau một khối lượng kiến thức nhất định, tức là xác định được chuẩn kiến thức, kỹ năng, hướng thái độ.

- Xác định được cấu trúc bài kiểm tra, thi cân đối cụ thể phù hợp với thời gian quy định.

- Nội dung của đề kiểm tra, thi phải đảm bảo trong chương trình học, tính cập nhập, độ dài phải được tuân thủ theo chuẩn, không đánh đố học sinh.

- Việc làm đề kiểm tra, thi phải độc lập, giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy không nên ra đề thi.

- Các câu hỏi, đề kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh từng khối lớp có tác dụng phát huy tính tích cực, giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh.

- Đề kiểm tra, thi phải chứa đựng nội dung rộng bao hàm cả kiến thức giáo viên giảng trên lớp và kiến thức học sinh tự học ở nhà.

Để đổi mới khâu ra đề giáo viên cần thực hiện quy trình ra đề kiểm tra, thi theo yêu cầu đổi mới bao gồm 6 bước như sau:

* Xác định mục đích kiểm tra, đánh giá.

Mục đích đánh giá không chỉ là lấy điểm số mà còn nhằm theo dõi củng cố những tri thức đã tiếp thu của học sinh. Nếu làm tốt bước này sẽ giúp ta xác định được nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá đồng thời giúp giáo viên tránh được sự tùy tiện, chủ quan, đảm bảo cho việc kiểm tra, đánh giá được tốt hơn.

Ví dụ, sau khi học xong chương IV “Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975” lịch sử 12 giáo viên ra đề kiểm tra theo quy trình sau:

Đây là bài kiểm tra được tiến hành sau khi học sinh học hết chương IV “Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975” SGK lịch sử 12 THPT. Tiến hành bài kiểm tra này giáo viên ngoài việc lấy điểm số còn nhằm củng cố, kiểm tra những kiến thức đã tiếp thu của học sinh. Bài kiểm tra đảm bảo sự toàn diện trên cả ba mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Về kiến thức.

Bài kiểm tra cần đánh giá, củng cố cho học sinh những kiến thức sau: - Kiểm tra được học sinh biết các vấn đề lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1954- 1975 gồm những nội dung chính là:

+ Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954. Nhiệm vụ của cách mạng cả nước, cách mạng hai miền.

+ Yêu cầu cách mạng đối với nhân dân miền Bắc và những bước đi ban đầu (1954- 1960): hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất.

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chế độ Mỹ- Diệm nhằm gìn giữ và phát triển lực lượng cách mạng (1954- 1959), đấu tranh đòi hòa bình của các tầng lớp nhân dân: phòng trào “Đồng Khởi”, sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

+ Những thành tựu của miền Bắc trong bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961- 1965), nội dung của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960).

+ Nhớ được các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ thực hiện ở miền Nam từ năm 1961 đến năm 1973. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống lại các chiến lược chiến tranh đó và các sự kiện chiến thắng tiêu biểu như: chiến thắng Ấp bắc và chiến dịch tiến công địch ở miền Đông Nam Bộ trong Đông Xuân 1964- 1965; Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968; cuộc tiến công chiến lược xuân hè 1972.

+ Hành động của Mỹ trong việc mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, cuộc đấu tranh của nhân dân miền Bắc chống hai lần chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ năm 1965- 1968 và 1972, đồng thời miền bắc còn đạt nhiều

thành tựu trong sản xuất làm nghĩa vụ hậu phương với miền Nam.

+ Diễn biến, nội dung của Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

+ Những thành tựu của nhân dân miền Bắc trong khôi phục, phát triển kinh tế, chi việc cho miền Nam từ 1973- 1975; tiến hành giải phóng hoàn toàn miền Nam: bối cảnh, chủ trương kế hoạch, diễn biễn của các chiến dịch lớn.

- Trên cơ sở biết được những sự kiện cơ bản trên, đề kiểm tra phải kiểm tra được mức độ hiểu của học sinh về:

+ Lý giải và phân tích được mối quan hệ giữa nhiệm vụ cách mạng của hai miền sau Hiệp định Giơnevơ 1954.

+ Hiểu được ý nghĩa về những bước đi ban đầu của miền Bắc (1954- 1960) và phân tích được những hạn chế trong cải cách ruộng đất.

+ Ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”: đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

+ Phân tích được những thành tựu của miền Bắc từ 1961- 1965 đã có tác dụng như thế nào đối với xã hội miền Bắc và cuộc đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam.

+ Phân tích âm mưu của Mỹ khi sử dụng các chiến lược chiến tranh ở miền Nam; so sánh được các chiến lược chiến tranh về quy mô, cường độ, thành phần tham chiến…; đánh giá được ý nghĩa của các chiến thắng của nhân dân miền Nam chống lại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ; cũng phải thấy một số điểm hạn chế của ta trong một số chiến dịch đặc biệt là cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968.

+ Hiểu được âm mưu của Mỹ khi mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, tính chất của cuộc chiến tranh phá hoại đó, phân tích được ý nghĩa của quá trình vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại vừa sản xuất chi viện cho miền Nam của nhân dân miền Bắc, ý nghĩa của các chiến thắng của nhân dân miền Bắc.

+ Chủ trương đúng đắn của ta giải phóng hoàn toàn miền Nam vào năm 1975, ý nghĩa của những chiến dịch lớn, vai trò to lớn của miền Bắc trong cuộc giải phóng miền Nam, ý nghĩa của sự kiện giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

- Từ biết và hiểu các kiến thức cơ bản của phần lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 học sinh phải biết vận dụng những kiến thức đó để:

+ Đánh giá được vai trò của miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1954- 1975.

+ So sánh được các chiến lược chiến tranh mà Mỹ sử dụng ở miền Nam Việt Nam.

+ Từ phân tích được sự thắng lợi từng bước của nhân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh chống lại âm mưu của đế quốc Mỹ từ 1954- 1975 học sinh phait biết rút ra nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Về kỹ năng.

Bài kiểm tra góp phần giúp học sinh hoàn thiện các năng lực nhận thức như: tri giác, nhớ, tưởng tượng, tư duy nhanh.

Đồng thời cũng hình thành và phát triển các kỹ năng thực hành bộ môn (lập bảng, sử dụng đồ dùng trực quan…) và trình bày một vấn đề lịch sử.

Về thái độ.

Thông qua việc kiểm tra kiến thức, giáo viên cũng đánh giá, củng cố và hướng thái độ cho học sinh về các vấn đề như:

- Lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc.

- Thái độ tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội và quá trình xây dựng chủ nghĩ xã hội.

- Cảm phục, noi gương những người anh hùng đã chiến đấu vì độc lập tự do, thống nhất của đất nước.

- Có cái nhìn đúng về chiến tranh và có thái độ căm ghét chiến tranh, yêu chuộng hòa bình.

quyết tâm đạt điểm cao, tinh thần tập thể, ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.

* Xác định trọng tâm kiến thức.

Bài kiểm tra thực hiện sau khi đã học xong một chương hay một khóa trình lịch sử nên nội dung kiến thức cần kiểm tra là rất lớn. Tuy nhiên trong bài kiểm tra giáo viên không thể kiểm tra hết những nội dung kiến thức đó vì vậy giáo viên khi ra đề cần tiến hành xác định trọng tâm kiến thức cần kiểm tra học sinh.

Cũng ví dụ trên: Giáo viên nhận thấy giai đoạn lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 bao gồm những nội dung chính sau:

- Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965).

- Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhâm dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965- 1973).

- Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973- 1975).

Trong ba nội dung nêu trên thì nội dung lịch sử thứ hai là trọng tâm, hai nội dung còn lại tương đương nhau. Do đó mức độ câu hỏi của ba nội dung trong bài kiểm tra là khác nhau, dự kiến tỷ lệ là 30%- 40%-30%.

* Xây dựng ma trận hai chiều.

Để đảm bảo tính toàn diện trong nội dung và phương pháp đánh giá của đề kiểm tra, khi ra đề giáo viên cần xây dựng bảng ma trận hai chiều. Thực chất của Ma trận hai chiều là bảng kế hoạch phân bố nội dung kiểm tra, đánh giá được thiết lập theo mục đích giảng dạy hoặc theo mức độ nhận thức dưới dạng hai chiều.

Thiết lập bảng ma trận hai chiều giúp cho giáo viên biết được số lượng câu hỏi, những mục tiêu dạy học cần đạt.

Ví dụ: cũng với ví dụ trên giáo viên có thể lập bảng ma trận hai chiều như sau: Mức độ nhận thức Biết Hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965) Câu 1- y2 (0,5 điểm) Câu 1 (2 điểm) Câu 2- y 1 (0,5 điểm) 3 điểm

Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965- 1973) Câu 2- y2,3 (0,5 điểm) Câu 1- Y3,4 (1 điểm) Câu 2- y 2,3,4 (2,5 điểm) 4 điểm Khôi phục và phát triển kinh tế toàn miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975). Câu 2- y1,4 (0,5 đ) Câu 3- y1,2 (1,5 điểm) Câu 1- y1 (0,5 điểm) Câu 3- y3 (0,5 điểm) 3 điểm

Tổng số 2 điểm = 20% 4 điểm = 40% 4 điểm = 40% 10

điểm= 100%

TN: 30% TL: 70%

* Lựa chọn thiết kế các câu hỏi kiểm tra.

Đây được coi là công việc quyết định quy trình xây dựng đề kiểm tra, đánh giá. Câu hỏi được lựa chọn sẽ thể hiện mục đích, nội dung và phương pháp kiểm tra, đánh giá. Do đó khi thiết kế câu hỏi cần chú ý các điểm sau:

- Câu hỏi phải trau truốt, diễn đạt dễ hiểu, ngôn ngữ trong sáng.

- Giáo viên phải chú ý tới tỷ lệ các câu hỏi giữa ba mức độ biết- hiểu- vận dung, giữa câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan, mục đích đánh

giá về kiến thức, kỹ năng, thái độ được đan xen vào nhau.

- Mức độ khó, dễ của câu hỏi tùy thuộc vào trình độ của học sinh. - Câu hỏi đưa ra phải bảo đảm độ tin cậy và tính giá trị.

Ví dụ: dựa vào ma trận hai chiều trên giáo viên có thể thiết kế câu hỏi như sau:

I. Phần trắc nghiệm.

Câu 1: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng? (2 điểm). 1. Quan sát bản đồ dưới đây và cho biết các chiến thắng Phan Rang, Xuân Lộc, Phnôm Pênh có ý nghĩa như thế nào đối với chiến dịch Hồ Chí Minh?

A. Phá tan các tuyến phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn, mở đường cho chiến dịch Hồ Chí Minh.

B. Là hiệu lệnh tiến công cho nhân dân Sài Gòn nổi dậy giành chính quyền. Phan Rang Xuân Lộc Phnôm pênh Sài Gòn Cà Mau Bạc Liêu Sóc trăng Châu Đốc Hà Tiên Rạch giá Phan Thiết Tây Ninh 16/416/4 21/4 21/4 17/4 26/4

Hướng tiến công của ta Tuyến phòng thủ của địch

Địch rút chạy theo đường biển

C. Là chiến thắng quyết định của chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam.

D. Chiến thắng là cơ sở giúp Đảng ta đưa ra quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975.

2. Nội dung nào không phải là sai lầm của cuộc cải cách ruộng đất 1954- 1956 ở miền Bắc?

A. Đấu tố lan tràn, thô bạo.

B. Đấu tố cả những địa chủ kháng chiến.

C. Quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ. D. Quy nhầm cả tư sản mại bản thành địa chủ.

3. Nội dung nào không phải là âm mưu của Mỹ khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất?

A. Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

B. Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền bắc vào miền Nam.

C. Làm lung lay ý chí chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. D. Xâm lược và đặt ách thống trị miền Bắc.

4. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh:

A. sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương” B. sau phong trào “Đồng Khởi”

C. sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

D. sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

Câu 2: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô □ trước các câu sau: (1 điểm)

Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược.

Mỹ về quân sự trong “ Chiến tranh đặc biệt”.

Mỹ đã dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” để lấy cớ đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân năm 1965- 1968.

Sau chiến thắng Phước Long của ta Mỹ đã có thái độ quyết liệt bằng ngoại giao.

II. Phần tự luận.

Câu 1. (2 điểm)

Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc hãy chứng minh phong trào “Đồng Khởi” (1959- 1960) đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

Câu 2. (3 điểm)

Lập bảng so sánh 3 chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ”, “Việt nam hóa chiến tranh” trên các tiêu chí sau: thời gian, đời tổng thống, quy mô, lực lượng tham gia, kết quả. Từ bảng so sánh đó em hãy rút

Một phần của tài liệu Đổi mới việc kiểm tra- đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh (Trang 70 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w