Mặc dù có nhiều lợi thế: là tổ chức của NHNN, thực hiện chức năng cung cấp thông tin tín dụng cho các NHTM, TCTD khác và doanh nghiệp có thu phí, tuy nhiên thông tin mà CIC cung cấp thiếu cập nhật và mức độ chuẩn xác chưa cao và chủ yếu là thông tin tài chính. Khắc phục vấn đề này, đòi hỏi phải có một cơ chế phân định trách nhiệm rõ ràng, cùng các chế tài xử phạt cả về mặt hành chính và tài chính để đảm bảo các tổ chức liên quan thực hiện đúng trách nhiệm của mình.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có lợi thế là được các ngân hàng thương mại cung cấp các tài liệu, hồ sơ tài chính, pháp lý khách hàng vay vốn, tình hình dư nợ và mức độ tín
nhiệm trong quan hệ tín dụng cho nên có điều kiện để đánh giá tín nhiệm khách hàng chính xác hơn. Hiện nay trung tâm CIC của ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng cung cấp thông tin tín nhiệm cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và có thu phí, tuy nhiên nguồn thông tin mà CIC cung cấp chưa đầy đủ và mức độ chính xác chưa cao. Để nâng cao chất lượng thông tin mà CIC cung cấp cho các tổ chức, đòi hỏi CIC trong thời gian tới phải được cải tiến nhiều theo hướng :- Cung cấp thông tin phải nhanh chóng;- Nguồn thông tin phải cập nhật, chính xác;- Ngoài các thông tin tài chính còn phải bao gồm các thông tin phi tài chính.
Để nâng cao hiệu quả của việc XHTD, Ngân hàng Nhà nước và Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cần phát huy hơn nữa vai trò và quyền hạn của mình nhằm đạt được sự minh bạch, công bằng và chính xác đối với các kết quả XHTD.
Theo đó Ngân hàng Nhà nước và CIC cần nâng cao tính minh bạch và kỷ luật đối với các tổ chức tín dụng trong công tác báo cáo, kế toán do có ảnh hưởng lớn đến tính chính xác của kết quả XHTD; giám sát công tác XHTD tại các tổ chức tín dụng, nhằm đảm bảo chất lượng, công bằng trong kết quả đánh giá giữa các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước cũng cần nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức tín dụng trong công tác tín dụng. Khi đó, các tổ chức sẽ có động lực tự hoàn thiện, tìm kiếm và xây dựng các phương pháp quản lý minh bạch, nhất quán và khoa học, trong đó có hệ thống XHTD.
Bên cạnh đó cần tạo hành lang pháp lý về quy định, điều kiện trong việc chia sẻ thông tin khách hàng giữa CIC và các tổ chức tín dụng, “mở cửa” kho thông tin tín dụng để các tổ chức tín dụng có đầy đủ dữ liệu phục vụ công tác XHTD khách hàng. Đối với CIC, đơn vị này cũng cần phát triển theo hướng là một tổ chức XHTD độc lập, trong đó dịch vụ hóa các sản phẩm XHTD, hoặc phối hợp với các tổ chức tín dụng có đủ năng lực để xây dựng và cung cấp cho thị trường các sản phẩm XHTD có chất lượng.