Hoạt động quản lý Nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống

Một phần của tài liệu Tổng hợp kiến thức về Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 46 - 47)

I. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ

b.Hoạt động quản lý Nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống

luật vào cuộc sống

Quản lý Nhà nước là quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác nhau nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng hệ thống luật, trong đó quan trọng bậc nhất là Hiến pháp - đạo luật cơ bản. Các bản Hiến pháp năm 1946 và 1959 đã để lại dấu ấn đậm nét những quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất, thiết chế và hoạt động của Nhà nước mới.

Dân chủ đích thực bao giờ cũng đi liền với kỷ cương, phép nước, tức là đi liền với thực thi Hiến Pháp và pháp luật. Hồ Chí Minh luôn luôn chăm lo xây dựng một nền tảng chế độ xã hội chủ nghĩa để đảm bảo quyền làm chủ thật sự của nhân dân. Các cơ quan của Nhà nước phải gương mẫu chấp hành một cách nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật. Đòi hỏi mọi người phải hiểu và tuyệt đối chấp hành pháp luật, bất kể người đó giữ cương vị nào.

Việc thực thi Hiến pháp và pháp luật có quan hệ rất lớn đến trình độ dân trí của nhân dân, vì vậy Hồ Chí Minh chú trọng đến vấn đề nâng cao dân trí, phát huy tính tích cực chính trị của nhân dân, chú ý bảo đảm tính nghiêm minh và hiệu lực của chúng.

Đòi hỏi pháp luật phải đúng và phải đủ, tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho mọi người; người thực thi pháp luật phải thật sự công tâm và nghiêm minh, bảo đảm cho pháp luật trở thành cán cân công lý đối với tất cả mọi người, bất kỳ ai vi phạm pháp luật cũng đều bị trừng trị nghiêm khắc, đúng người, đúng tội.

Một phần của tài liệu Tổng hợp kiến thức về Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 46 - 47)