Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ.

Một phần của tài liệu Tổng hợp kiến thức về Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 32 - 34)

II. Tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh

c.Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ.

Hệ thống tổ chức của Đảng: sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ tổ chức, một tổ chức tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân. Hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến cơ sở phải thật chặt chẽ, có tính kỷ luật cao, tuy nhiên mỗi cấp độ tổ chức có chức năng nhiệm vụ riêng.

Trong hệ thống tổ chức của Đảng, Hồ Chí Minh coi trọng vai trò của chi bộ, chi bộ là tổ chức hạt nhân, quyết định chất lượng lãnh đạo của Đảng, là môi trường tu dưỡng, rèn luyện và cũng là nơi giám sát đảng viên, chi bộ có vai trò gắn kết giữa Đảng với quần chúng nhân dân.

Các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng:

+ Tập trung dân chủ: đây là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng một Đảng Cộng sản

thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ và phát huy sức mạnh của mỗi người và phát huy sức mạnh của tập thể. Đảng không phải là một câu lạc bộ để mọi người có thể ra vào tùy tiện hoặc vào Đảng mà chỉ nói mà không làm, hoặc mỗi người làm một cách rốt cuộc triệt tiêu sức mạnh của cả tổ chức và của mỗi người nên Hồ Chí Minh coi tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức của Đảng. Người nói: “Đảng ta tuy nhiều người nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một”.

+ Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: theo Hồ Chí Minh đây là nguyên tắc lãnh đạo

Đảng

Khi nói về nguyên tắc tập thể lãnh đạo Hồ Chí Minh đã phân tích: Một người dù tài giỏi đến mấy cũng không thể thấy hết mọi mặt của một vấn đề, càng không thể thấy hết được mọi việc, hiểu hết được mọi chuyện. Nhiều người thì nhiều kiến thức, người thấy mặt này, người thấy mặt kia, do đó hiểu được mọi mặt, mọi vấn đề. Châm ngôn có câu: “Dại bầy hơn khôn độc”.

Khi nói về cá nhân phụ trách Người chỉ rõ: Khi tập thể đã bàn bạc kỹ lưỡng kế hoạch đã được định rõ thì cần giao cho một người phụ trách như thế với công việc mới chạy, tránh việc người này ỷ lại người kia. Châm ngôn có câu: “Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”.

Hồ Chí Minh kết luận: lãnh đạo không tập thể thì sẽ đi đến tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc.

Phụ trách không do cá nhân sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, độc đoán, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng là hỏng việc.

Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau.

+ Tự phê bình và phê bình: đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng là qui luật phát triển

của Đảng.

Khi nói về tự phê bình Người phân tích: mỗi đảng viên tự mình phải thấy rõ mình, để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, cũng giống như phải tự soi gương rửa mặt hằng ngày. Tự phê bình là vũ khí rèn luyện đảng viên. Người chỉ rõ: “Một Đảng mà dấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.

+ Kỷ luật nghiêm minh, tự giác: khi mỗi người vào Đảng đều do sự tự nguyện của cá

nhân mình nên khi ở trong Đảng mỗi cá nhân phải tự giữ kỷ luật của mình đối với Đảng trên tinh thần tự giác, nghiêm minh, Đảng lấy danh dự uy tín làm trọng.

+ Đoàn kết thống nhất trong Đảng: trong Di chúc, Người đã căn dặn: “Đoàn kết là một

truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến chi bộ cần phải giữ gìn đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

Về tổ chức, đó là một tổ chức chính trị trong sạch, vững mạnh, một tổ chức chiến đấu kiên cường, với các nguyên tắc nền móng được tuân thủ nghiêm ngặt để khi hành động thì muôn người như một.

Về đạo đức, lối sống, cán bộ và đảng viên của Đảng coi trọng việc tu dưỡng đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nâng cao năng lực, gắn bó máu thịt với nhân dân, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh là hiện thân của điều đó.

Bên cạnh những thành tựu trong công tác xây dựng Đảng cầm quyền, những bất cập, yếu kém, hạn chế cũng không phải ít, nhất là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn và đẩy lùi. Những hạn chế này đang làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, hạn chế năng lực lãnh đạo và sức chiến

dựng, chỉnh đốn Đảng một cách thiết thực, xác định đổi mới và chỉnh đốn Đảng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của giai cấp và dân tộc là quy luật tồn tại sống còn của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tổng hợp kiến thức về Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 32 - 34)