Quan niệm về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền.

Một phần của tài liệu Tổng hợp kiến thức về Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 30 - 31)

II. CON ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1 Con đường

b.Quan niệm về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền.

 Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền

Sau những năm tháng hoạt động thực tiễn, tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu lý luận, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cách mạng ở chủ nghĩa Mác - Lênin và quyết định đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.

Từ người yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Việt Nam - Người đã sớm xác định độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.

Từ lý tưởng cao cả ấy, Hồ Chí Minh thấy sự cần thiết phải có một Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào cách mạng, thực hiện mục tiêu nói trên. Vì vậy, từ những năm 1920 trở đi Người đã tích cực chuẩn bị cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập Đảng năm 1930. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 đã đánh dấu một trang mới trong lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của Đảng cách mạng - nhân tố quyết định hàng đầu sự thắng lợi của cách mạng. Thấu hiểu bài học lịch sử về sức mạnh của quần chúng, lại được soi rọi dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Người chỉ rõ: công - nông là gốc cách mạng, nhưng “trước hết phải làm cho dân giác ngộ”. Dân phải được tổ chức, được lãnh đạo thì mới trở thành lực lượng to lớn, mới là chủ, là gốc cách mạng được.

Với đường lối chính trị đúng đắn, tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh, Đảng đã lãnh đạo toàn thể dân tộc giành chính quyền thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đó cũng là thời điểm Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền.

 Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền - Quan niệm chung về Đảng cầm quyền:

+ Chỉ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều hành, quản lý đất nước nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp mình.

+ Nếu một chính đảng có đại biểu giành được đa số phiếu tại các cuộc bầu cử trong quốc hội thì đảng đó trở thành đảng cầm quyền.

+ Đảng nắm quyền, đảng lãnh đạo chính quyền

+ Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình cải tạo xã hội cũ thuộc địa nửa phong kiến, xây dựng chế độ xã hội mới, xã hội chủ nghĩa.

Mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền: Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền là sự vận dụng, phát triển hết sức sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về đảng vô sản kiểu mới.

Một phần của tài liệu Tổng hợp kiến thức về Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 30 - 31)