Về việc hoàn thiện hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần lâm sản Nam Định (Trang 108 - 109)

II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP

2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

2.3. Về việc hoàn thiện hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Thứ nhất, Công ty hiện nay trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất là theo lương sản phẩm. Người công nhân trực tiếp sản xuất nếu làm được nhiều sản phẩm thì có thu nhập cao, song hình thức này vẫn còn có hạn chế là chưa thực sự khuyến khích người lao động có tinh thần trách nhiệm cao hơn nữa với công việc của mình. Như theo em được biết, có những đơn đặt hàng với số lượng lớn, cần đảm bảo đúng ngày giao hàng mà chỉ có trả lương theo sản phẩm thì chưa đủ mà công ty cần có biện pháp hữu hiệu hơn nữa. Doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng hoặc trả lương theo sản phẩm luỹ tiến.

Với hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng, doanh nghiệp sẽ kết hợp việc trả lương theo sản phẩm với chế độ tiền thưởng trong sản xuất như thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm chi phí. Nhờ đó, người lao động quan tâm hơn đến việc cải

tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động,….

Với hình thức trả lương theo sản phẩm luỹ tiến, doanh nghiệp sẽ trả lương trên cơ sở sản phẩm trực tiếp, đồng thời căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức sản xuất. Mức độ hoàn thành định mức sản xuất càng cao thì suất lương luỹ tiến càng lớn.

Ví dụ như: Có thể đưa ra: sản xuất được 100 sản phẩm thì giá là 2.500đ/sản phẩm. Nhưng từ 101÷ 150 sản phẩm thì sẽ là 2.600đ/sản phẩm,….

Nhờ vậy, trả lương theo sản phẩm luỹ tiến sẽ kích thích được người lao động tăng nhanh năng suất lao động.

Hai hình thức trên sẽ là một động cơ rất mạnh để đẩy nhanh tốc độ sản xuất khi cần thiết.

Thứ hai, Công ty nên áp dụng phương pháp trích trước chi phí NCTT sản xuất để tránh sự biến động của giá thành sản phẩm, đều đặn đưa chi phí vào giá thành sản phẩm coi như một khoản chi phí phải trả. Công ty có thể dựa trên cơ sở kinh nghiệm nhiều năm tự xác định một cách hợp lý hoặc theo công thức sau:

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần lâm sản Nam Định (Trang 108 - 109)