VI. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
2.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng cụ thể. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng, áp dụng thích hợp với doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, kiểu liên tục, song song, tổ chức
Chi phí vật liệu chính tính cho thành phẩm
Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm
Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm Tổng
giá thành thành phẩm Chi phí bước … tính cho thành phẩm
sản xuất đơn chiếc hàng loạt nhỏ hoặc hàng loạt vừa theo các đơn đặt hàng chu kỳ sản xuất dài và riêng rẽ.
Đặc điểm của việc kế toán chi phí trong các doanh nghiệp này toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Đối với các chi phí trực tiếp (nguyên vật liệu, nhân công) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc. Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn theo tiêu thức phù hợp.
Việc tính giá thành trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành không trùng với kỳ báo báo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp theo đơn đặt hàng đó đều được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó chính là tổng giá thành của đơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết theo yêu cầu quản lý cần xác định khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ đối với những đơn đặt hàng chỉ mới hoàn thành một phần, việc xác định sản phẩm dở dang của đơn đó có thể dựa vào giá thành kế hoạch hoặc theo mức độ hoàn thành của đơn.