MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán tài sản cố định ở Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm (Trang 57 - 60)

CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM.

Qua quá trình tìm hiểu thực tế trong công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm , tôi nhận thấy nhìn chung công tác này đã được tiến hành có nề nếp , đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành tương đối phù hợp với các điều kiện của Công ty đồng thời đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý tạo điều kiện để Công ty thực hiện tốt các phần hành kế toán khác.

Tuy nhiên trong công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm còn có những điểm chưa thật hợp lý như đã trình bày ở trên cần được nghiên cứu hoàn thiện thêm.

Dưới góc độ là người thực tập , tôI xin đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm như sau:

1. Có thể vận dụng linh hoạt hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ đang áp dụng tại Công ty. Do nhược đIểm của hình thức kế toán này là các nghiệp vụ bị chồng chéo nhau đôi khi không cần thiết . Vì vậy, phòng kế toán có thể nghiên cứu xem nên bỏ bớt một số mẫu sổ không cần thiết hay tạo ra một loại sổ khác nhằm giảm công việc cho các nhân viên kế toán mà vẫn đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành..

2. Nên áp dụng hai phương pháp tính khấu hao tài sản cố định là khấu hao theo đường thẳng và khấu hao nhanh.

Khi ở giai đoạn đầu của Dự án thì sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để đảm bảo chính sách giá cả của sản phẩm mới. Khi có thị trường

ổn định Công ty sẽ áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để thu hồi vốn nhanh hạn chế hao mòn vô hình đảm bảo nâng cao hiệu quả của Dự án đầu tư.

3. Cần lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ định kỳ.

Đây là công việc không thể thiếu được nhất là đối với Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm , giá trị máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị tài sản , các thiết bị đều nhập ngoại . Việc lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ định kỳ sẽ đảm bảo kéo dài tuổi thọ của thiết bị vừa đảm bảo không bị cháy kế hoạch sản xuất khi nhu cầu sản xuất tăng cao.

Việc lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ nếu chi phí lớn thì trích trước và phân bổ dần vào các kỳ sản xuất , đIều này cũng không làm biến động lớn đến chi phí sản xuất mà lại đảm bảo an toàn cho các máy móc thiết bị.

4. Cần thiết áp dụng phần mềm kế toán để hạn chế bớt khối lượng công việc cho nhân viên kế toán vừa thực hiện nhanh được yêu cầu báo cáo định kỳ.

KẾT LUẬN.

Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định là công tác luôn được coi trọng trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm nói riêng.

Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm tôi nhận thấy công tác Kế toán tài sản cố định đã được tổ chức một cách hợp lý , chính xác , khoa học giúp cho công tác hạch toán giá thành được dễ dàng đảm bảo từ đó làm ổn định được thị trường sản phẩm của Công ty , tăng khả năng cạnh tranh cho Công ty.

Qua thời gian thực tập , bằng việc vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế và được sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn cùng với sự giúp đỡ của Phòng tài chính Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm tôi đã hoàn thành chuyên đề này. Qua đây tôi cũng xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến về công tác này và để Công ty thực hiện tốt hơn trong việc hạch toán tài sản cố định.

Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định , tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn để chuyên đề thêm phong phú và có tác dụng thực tiễn hơn.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa kế toán và tập thể cán bộ Phòng tài chính công ty đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán tài sản cố định ở Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w