Đặc điểm tài sản cố định vô hình và tài khoản phản ánh:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán tài sản cố định ở Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm (Trang 26 - 30)

IV. HACH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH:

2. Đặc điểm tài sản cố định vô hình và tài khoản phản ánh:

Tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp mặc dầu bản thân chúng không có hình dạng nhưng có thể chứng minh sự hiện diện của chúng bằng những vật hữu hình như: giấy chứng nhận, giao kèo, hoá đơn hay các văn bản có liên quan. Tất cả những tài sản cố định vô hình này cũng có đặc điểm tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, giá trị của chúng cũng được chuyển dần vào chi phí kinh doanh từng kỳ.

Để theo dõi tình hình biến động, hiện có của tài sản cố định vô hình , kế toán sử dụng tài khoản 213 "Tài sản cố định vô hình".

Bên nợ: Nguyên giá tài sản cố định vê hình tăng thêm

Bên có: Nguyên giá tài sản cố định vô hình giảm trong kỳ

Dư nợ: Nguyên giá tài sản cố định vô hình hiện có Tài khoản 213 chi tiết thành 6 tiểu khoản:

2131- Quyền sử dụng đất 2132- Quyền phát hành 2133 - Bản quyền, bằng sáng chế 2134- Nhãn hiệu hàng hóa 2135- Phần mềm máy vi tính 2136- Giấy phép và giấy phép nhượng quyền 2138- Tài sản cố định vô hình khác 3. Phương pháp hạch toán:

3.1 Tăng tài sản cố định vô hình trong giai đoạn triển khai:

Kế toán phải tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến giai đoạn triển khai (thiết kế, xây dựng, thử nghiệm vật mẫu hay kiểu mẫu trước khi đưa vào sản xuất hay sử dụng: thiết kế các khuôn mẫu, khuôn dẫn, dụng cụ liên quan đến

công nghệ mới...) vào chi phí quản lý doanh nghiệp (nếu nhỏ) hoặc và chi phí trả trước dài hạn (nếu lớn) bằng bút toán:

Nợ TK 642: Tập hợp chi phí thực tế phát sinh (nếu nhỏ) hoặc Nợ TK 242: Tập hợp chi phí thực tế (nếu lớn)

Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có các TK liên quan (111, 112, 331, 333,…)

Khi xét thấy kết quả triển khai thoả mãn tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình thì kế toán phải tập hợp chi phí phát sinh ở giai đoạn này để hình thành nguyên giá tài sản cố định bằng bút toán:

Nợ TK 241 (2412): Tập hợp chi phí thực tế phát sinh Nợ TK 133 (1332): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có các TK liên quan (111, 112, 331, 333,…)

Khi kết thúc giai đoạn triển khai, kế toán phải xác định tổng chi phí thực tế phát sinh tạo nên nguyên giá tài sản cố định vô hình cùng những chi phí không phù hợp phải loại trừ và ghi:

Nợ TK 213: Nguyên giá tài sản cố định vô hình

Nợ TK liên quan (111, 112, 138, 334, 632,…): Các khoản chi phí bất hợp

lý phải thu hay đã thu hoặc tính vào giá vốn hàng bán. Có TK 241 (2412): Kết chuyển chi phí

Đồng thời, kết chuyển nguồn vốn (nếu sử dụng vốn chủ sở hữu): Nợ TK liên quan (414, 431, 441)

Có TK 411

- BT1) Phản ánh nguyên giá tài sản cố định tăng thêm: Nợ TK 213: Nguyên giá (giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 (1332): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Có các TK liên quan (111, 112, 311, 331,…): Tổng giá thanh toán của tài

sản cố định mua ngoài

- BT2) Kết chuyển nguồn vốn tương ứng (nếu sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu):

Nợ TK liên quan (414, 431, 441) Có TK 411

Các trường hợp mua ngoài theo phương thức trả góp, trả chậm: Mua theo phương thức hàng đổi hàng (trao đổi tương tự hay trao đổi không tương tự); mua quyền sử dụng đất gắn liền với quyền sử dụng nhà cửa, vật kiến trúc hạch toán tương tự như mua tài sản cố định hữu hình.

3.3 Tăng tài sản cố định vô hinh do nhận vốn góp, vốn cổ phần (nhận bằng các bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, quyền sử dụng đất) các bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, quyền sử dụng đất)

Nợ TK 213 Có TK 411

3.4 Các trường hợp tăng khác (nhận lại vốn góp liên doanh, được cấp, phát, biếu, tặng...)

Nợ TK 213: Nguyên giá tài sản cố định tăng Có TK 222: Nhận lại vốn góp liên doanh Có TK 411: Nhận cấp phát

3.5 Giảm do nhượng bán, thanh lý và giảm do các trường hợp giảm khác (góp vốn liên doanh, trả lại vốn liên doanh...) (góp vốn liên doanh, trả lại vốn liên doanh...)

Nhìn chung các trường hợp giảm tài sản cố định vô hình phản ánh tương tự như giảm tài sản cố định hữu hình. Ngoài ra, trong trường hợp trích đủ khấu hao, phải xoá sổ tài sản cố định:

Nợ TK 214 (2143): Giá trị hao mòn luỹ kế Có TK 213: Nguyên giá tài sản cố định vô hình

Đối với các tài sản cố định vô hình trước đây, nay không được ghi nhận là tài sản cố định vô hình nữa vì không đáp ứng tiêu chuẩn (như các khoản chi nghiên cứu, phát triển, chi lợi thế thương mại, chi phí thành lập doanh nghiệp...), kế toán sẽ chuyển một lần vào chi phí kinh doanh (nếu giá trị còn lại nhỏ) hoặc đưa vào chi phí trả trước dài hạn (nếu giá trị còn lại lớn) bằng bút toán:

Nợ TK 214 (2143): Giá trị hao mòn luỹ kế

Nợ TK liên quan (627, 641, 642,...): Giá trị còn lại (nếu nhỏ) hoặc Nợ TK 242: Giá trị còn lại (nếu lớn phải phân bổ dần).

Có TK 213: Nguyên giá tài sản cố định vô hình

Sơ đồ hạch toán tổng quát tài sản cố định do mua sắm, do XDCB bàn giao...

(Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)

TK111,112,341... TK211,213 Thanh toán ngay(kể cả phí tổn mới)

Thuế GTGT được khấu trừ TK1332

TK331 Phải trả người bán NG t ià sản cố định tăng trong kỳ

Trả tiền cho người bán

TK411

Nhận cấp phát, nhận vốn góp

TK414,431,441... Đầu tư bằng vốn chủ sở hữu Đầu tư bằng vốn chủ sở hữu

TK128,222,412,711...

Các trường hợp tăng khác( nhận lại vốn góp liên doanh, đánh gias tăng, nhận biếu tăng...)

V.HẠCH TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán tài sản cố định ở Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w