KẾ TOÁN TIỀN GỬI KHO BẠC:

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác Kế toán ở đơn vị HCSN (trường Tiểu học Trần Phú) (Trang 39 - 41)

II/ LẬP DỰ TOÁN THU,CHI QUÍ :

I.2/KẾ TOÁN TIỀN GỬI KHO BẠC:

511 241, 661, 662, 631 Thu sự nghiệp, phí, lệ phí và Chi tiền mặt cho

I.2/KẾ TOÁN TIỀN GỬI KHO BẠC:

II.2.1/ Nguyên tắc kế toán tiền gửi kho bạc:

Tiền gửi ngân hàng kho bạc của các đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, Ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.

- Kế toán phải tổ chức việc tổ chức thực hiện theo dõi từng loại nghiệp vụ tiền gửi (tiền gửi về kinh phí hoạt động, kinh phí dự án, tiền gửi về vốn đầu tư cơ bản và các loại tiền gửi khác theo từng ngân hàng, kho bạc). Địng kì phải

kiểm tra đối chiếu nhằm đẳm bảo số liệu gửi vào, rút ra và tồn cuối kỳ khớp đúng với số liệu của ngân hàng, kho bạc quản lý. Nếu có chênh lệch phải báo ngay cho ngân hàng, kho bạc để điều chỉnh kịp thời.

- Kế toán tiền gửi ngân hàng, kho bạc phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý, lưu thông tiền tệ và những quy định có liên quan đến luật ngân sách hiện hành của nhà nước.

II.2.2/ Chứng từ kế toán sử dụng:

Giấy báo nợ, giấy báo có hoặc bản sao kê của ngân hàng, kho bạc kèm theo chứng từ gốc (uỷ nhiệm thu, chi, bảng kê nộp séc). Khi nhận được giấy báo hoặc bảng sao kê của ngân hàng, kho bạc kế toán phải đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu đảm bảo khớp đúng, tiến hành định khoản và ghi vào các sổ kế toán có liên quan. trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu kế toán với số liệu của ngân hàng, kho bạc biết để cùng đối chiếu điều chỉnh kịp thời.

II.2.3/ Tài khoản kế toán sử dụng:

Kế toán tiền gửi ngân hàng, kho bạc sử dụng tài khoản 112_Tiền gửi ngân hàng, kho bạc.

Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình hiện có, sự biến động của tất cả các loại tiền của đơn vị gửi tại ngân hàng, kho bạc.

* Vì trường tiểu học Trần Phú là đơn vị sự nghiệp giáo dục bậc tiểu học, thuộc sự quản lý của phòng giáo dục và uỷ ban nhân dân huyện cả về chuyên môn lẫn hoạt động tài chính lại không phải là đơn vị sự nghiệp có thu nên kế toán quan hệ kho bạc có ít, chứng từ phát sinh chỉ có giấy rút HMKP. Vì vậy các chứng từ như chuyển khoản bằng séc hay uỷ nhiệm chi để thanh toán, đơn vị cũng không sử dụng.

* Cuối tháng, kế toán căn cứ vào bảng dự toán chi quý và bảng kê tính lương cho cán bộ, giáo viên trong trường để lập giấy đề nghi rút tiền về chi

lương. Căn cứ vào giấy đề nghị đó, ngân sách huyện sẽ lập giấy rút HMKP Ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt và chi tiền cho trường.

* Ngày 3 tháng 1 năm 2004, đơn vị nhận giấy rút HMKP kiêm lĩnh tiền mặt số tiền 21,113,000 đồng. Căn cứ vào chứng từ trên, kế toán lập phiếu thu và vào sổ quỹ tiền mặt.

PHIẾU THU

Ngày 3 tháng 2 năm 2004 Số 01

Họ tên người nộp: Vũ Thu Dung

Địa chỉ: Phòng kế toán kho bạc nhà nước huyện Thanh Trì Lí do nộp: Cấp cho trường tiểu học Trần Phú để :

Chi lương,phụ cấp lương Chi tiền công hợp đồng Chi tạm ứng

Số tiền là:21.113.000 đồng (viết bằng chữ) Hai mươi mốt triệu một trăm mười ba nghìn đồng chẵn.

Kèm theo một chứng từ gốc

Phụ trách kế toán (ký) Người lập (ký)

Đã nhận đủ số tiền : Hai mươi mốt triệu một trăm mười ba nghìn đồng chẵn Ngày 3 tháng 1 năm 2004

Thủ quỹ (ký)

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác Kế toán ở đơn vị HCSN (trường Tiểu học Trần Phú) (Trang 39 - 41)