Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Chùa Thầy

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy (Trang 76 - 80)

P. CHUYÊN MÔN VỀ DU LỊCH UBND CẤP XÃ,

3.1.5. Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Chùa Thầy

Ngoài dịch vụ vận chuyển, hoạt động kinh doanh dịch vụ ở khu du lịch Chùa Thầy còn có các dịch vụ: dịch vụ ăn uống, dịch vụ hàng hóa và dịch vụ lưu trú. Tuy nhiên loại hình dịch vụ gây nhiều tác động tiêu cực đến khu du lịch này là: dịch vụ ăn uống và dịch vụ bán hàng hóa trong các quán ăn. Các

quán này đang tạo ra hình ảnh xấu về khu du lịch Chùa Thầy khi chúng làm mất cảnh quan, giá cả đắt, chất lượng vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường không đảm bảo. Tình trạng lộn xộn, “chặt chém” khách của hơn 100 hộ kinh doanh dịch vụ văn hóa, du lịch quanh khu vực Chùa Thầy; còn xảy ra đánh nhau, móc túi và thường xuyên tắc đường vào Chùa Thầy những ngày chính hội... Để khắc phục tình trạng này, ngoài nhiệm vụ của Ban quản lý, huyện Quốc Oai và xã Sài Sơn cần thành lập Ban tổ chức lễ hội; đồng thời, tăng cường công tác an ninh, trật tự tại các khu vực xung quanh cũng như trong khu vực diễn ra lễ hội ở Chùa Thầy.

3.1.6. Bảo đảm thông tin trong quá trình quản lý, kinh doanh

Bảo đảm thông tin cho các chủ thể là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý, kinh doanh cũng như sự phát triển bền vững của du lịch. Giải pháp này bao gồm một số nội dung sau:

3.1.6.1. Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin hai chiều trong hoạt động quản lý, kinh doanh

Mục đích của biện pháp này là đảm bảo cho thông tin thông suốt cả hai chiều đi và đến giữa các chủ thể hoạt động du lịch như cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư. Sự liên hệ chặt chẽ về thông tin sẽ đảm bảo chất lượng của công tác dự báo, xây dựng kế hoạch nhằm phát huy cao nhất lợi thế tương đối của khu du lịch Chùa Thầy. Để thực hiện biện pháp này, giữa cơ quan quản lý về du lịch với các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư phải thiết lập được các kênh thông tin hai chiều. Điều này cho phép cơ quan quản lý đánh giá được chính xác mức độ tác động của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái, xã hội từ đó xây dựng các dự án phát triển bền vững. Đối với cộng đồng dân cư địa phương, họ sẽ có được những nhận định khách quan về ảnh hưởng tiêu cực cũng như tích cực của các hoạt động du lịch đối với đời sống của họ

3.1.6.2. Tạo ra sự liên kết chặt chẽ về thông tin giữa Sở du lịch với các doanh nghiệp

Hiện nay, khi trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, việc đảm bảo thông tin giữa Sở với các doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn trước. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như Internet, Email…là một tất yếu giúp tạo ra sự liên kết giữa các chủ thể kinh doanh cũng như khai thác thông tin bên ngoài phục vụ cho hoạt động quản lý kinh doanh.

Để hệ thống này hoạt động có hiệu quả cao một vấn đề đặt ra là phải xây dựng các quy chế và chế độ kỷ luật quy định rõ nghĩa vụ, quyền hạn của các doanh nghiệp trong việc đảm bảo cung cấp thông tin chính xác kịp thời

3.1.6.3. Giải pháp về xúc tiến du lịch

- Tăng cường xúc tiến quảng bá trong nước và quốc tế, nhất quán trong tuyên truyền, tạo thành một hình ảnh thống nhất của du lịch Chùa Thầy nói riêng và du lịch huyện Quốc Oai nói chung thể hiện được những giá trị tài nguyên phong phú của khu vực và thích hợp với những thị trường mục tiêu

- Tham gia các hội chợ, các sự kiện du lịch trước mắt là ở trong nước, trong tương lai khi đủ điều kiện sẽ vươn ra thị trường quốc tế

- Xây dựng chương trình marketing điểm đến cho du lịch Chùa Thầy - Quốc Oai. Chương trình marketing cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp để có thể khai thác các thị trường du lịch cao cấp trong nước và quốc tế

3.2. Kiến nghị

- Đề nghị UBND huyện Quốc Oai nghiên cứu áp dụng những nội dung hoạt động của mô hình quản lý phù hợp vào thực tế hoạt động quản lý hoạt động du lịch lễ hội Chùa Thầy, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận quản lý khu di tích

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Du lịch Hà Tây và các cơ quan chức năng liên quan của huyện để tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động du lịch phát triển, để chuẩn hóa lại các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống ... theo các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch do Tổng cục du lịch ban hành nhằm tạo ra hình ảnh đẹp trong mắt du khách.

- Tổ chức mô hình câu lạc bộ hoặc hội nghề nghiệp. Đây chính là một diễn đàn giúp cho các doanh nghiệp bày tỏ quan điểm, ý kiến đối với các cơ chế chính sách, những thuận lợi khó khăn trong kinh doanh du lịch. Nó còn là nơi trao đổi kinh nghiệm, cập nhật thông tin nhanh chóng giữa UBND huyện với Sở.

- Tăng cường xúc tiến quảng bá trong nước và quốc tế, nhất quán trong tuyên truyền, tạo thành một hình ảnh thống nhất trong du lịch Chùa Thầy thể hiện được những giá trị tài nguyên phong phú của khu vực và thích hợp với những thị trường mục tiêu

- Hình thành cơ chế phân phối lợi ích phù hợp giữa các doanh nghiệp, cư dân địa phương, các cấp xã, huyện. Xây dựng tỷ lệ đóng góp đầu tư cho địa phương nơi có hoạt động du lịch căn cứ vào kết quả hoạt động của các doanh nghiệp. Biện pháp này sẽ giúp cư dân địa phương, các cấp chính quyền địa phương được hưởng lợi ích tờ hoạt động du lịch và họ sẽ có trách nhiệm hơn đối với sự phát triển của du lịch tại địa phương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w