Thực trạng về công tác quản lý của Sở du lịch Hà Tây đối với hoạt động du lịch tại Chùa Thầy

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy (Trang 65 - 68)

động du lịch tại Chùa Thầy

2.6.1.1. Về tổ chức quản lý

- Sở du lịch chỉ quản lý nhà nước về du lịch, không chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu du lịch

- Chưa có một cơ chế, mô hình tổ chức quản lý điều hành thống nhất gồm tỉnh, huyện và xã. Hoạt động quản lý bị chia cắt, mỗi cấp chỉ chiu trách nhiệm một mảng nên dẫn đến tình trạng nhiều cấp chỉ huy quản lý nhưng không đủ mạnh, đủ quyền lực và thuyết phục

- Xã, huyện thì có trách nhiệm quản lý về an ninh, trật tự an toàn xã hội, nghĩa vụ thì nhiều nhưng quyền hạn bị hạn chế

- Hiện tại, Chùa Thầy chưa có bộ máy quản lý chuyên trách. UBND xã Sài Sơn là chủ thể quản lý nhà nước các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và tổ chức lễ hội.

- Các tổ chức kinh tế nhà nước, tập thể và tư nhân chỉ chú trọng kinh doanh, khai thác tối đa các tài nguyên dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh làm mất trật tự an toàn xã hội, tổn hại đến môi trường sinh thái, nếp sống văn hóa bị xuống cấp. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến môi trường du lịch ở khu du lịch này kém hấp dẫn và gây khó khăn cho công tác quản lý

2.6.1.2. Về công tác quy hoạch

- Tập trung hoàn thành dự án đầu tư khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu với tổng vốn đầu tư 3,178 tỷ đồng

- Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp đường vào khu du lịch Chùa Thầy - Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái cao cấp Sài Sơn, huyện Quốc Oai với tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng

- Đền bù, giải phóng mặt bằng, di chuyển các hộ cạnh chùa Cả, sườn Đông núi Thầy

- Hoàn thiện dự án đầu tư, tôn tạo chùa Cả, chùa Long Đẩu, phục chế Tam quan.

2.6.1.3. Về công tác quản lý các dịch vụ du lịch

- Dịch vụ lưu trú

+ Đối với cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ.. đủ điều kiện kinh doanh theo NĐ 39/CP của Chính phủ do ngành du lịch cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cơ sở lưu trú, hàng năm ngành du lịch đều tổ chức đoàn kiểm tra để hướng dẫn và xử lý các vi phạm

+ Đối với các hộ kinh doanh nhà trọ do UBND huyện đăng ký kinh doanh mỗi năm một lần

Tuy nhiên, dịch vụ lưu trú ở đây vẫn xảy ra tình trạng mất vệ sinh, thiếu thốn, trang thiết bị nghèo nàn chưa tuân theo quy định thống nhất

- Dịch vụ ăn uống

Đây là dịch vụ do xã quản lý. Tuy nhiên ở đây, các nhà hàng, quán ăn đủ tiêu chuẩn có rất ít, chủ yếu là các quán ăn do hộ gia đinh mở ra theo tính mùa vụ. Chính vì vậy vấn đề an toàn vệ sinh chưa đảm bảo, rác vứt bừa bãi, nước để rửa và nấu ăn không được kiểm soát. Trước thực trạng này, hàng năm, trung tâm y tế của huyện kết hợp với xã tiến hành kiểm tra định kỳ đặc biệt là trong dịp lễ hội

- Dịch vụ vé tham quan

Việc quản lý bán vé thắng cảnh do Ban quản lý di tích Chùa Thầy đảm nhiệm. Vào mùa lễ hội, tỉnh và huyện đều thành lập Ban chỉ đạo của mình, thành lập ban tổ chức đẻ giám sát, đôn đốc, bảo đảm trật tự an toàn cho khách. Tuy nhiên, do lượng khách vào dịp lễ hội rất đông nên ban quản lý không kiểm soát hết được nên vẫn còn tình trạng chui vé, trốn vé.

2.6.1.4. Về tuyên truyền quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch

- Tranh thủ các sự kiện quốc gia và quốc tế được tổ chức trong nước để quảng bá cho du lịch Chùa Thầy như: Festival Huế 2008, Festival Hoa Đà Lạt 2007 và 2009, lễ hội Đền Hùng năm 2007 và 2009, hội nghị Bộ trưởng du lịch và Diễn đàn du lịch ASEAN 2009, các hoạt động du lịch tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội…

- Tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, sách du lịch, tập gấp, sách ảnh, bản đồ du lịch, đĩa CD, biển quảng cáo để giới thiệu với khách du lịch về con người, cảnh quan, thông tin về điểm tham quan, lưu trú, điểm vui chơi, giải trí…

- Tổ chức các sự kiện du lịch : lễ hội Chùa Thầy, lễ hội tôn vinh hai vị ạnh vua Phùng Hưng - Ngô Quyền gắn với làng Việt Cổ Đường Lâm, tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao gắn với du lịch. Tổ chức các đợt quảng bá, giới thiệu rộng rãi các điểm du lịch mới, các tour du lịch mới.

2.6.1.5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Đối với tất cả các hoạt động kinh tế thì con người là yếu tố trung tâm quan trọng nhất trong quá trình phát triển. Hơn thế nữa, ngành kinh doanh du lịch do tính chất đặc thù của nó là kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ nên yếu tố con người có vai trò quan trọng trực tiếp đem sản phẩm du lịch phục vụ khách hàng. Tại khu du lịch Chùa Thầy đội ngũ nhân viên chủ yếu là dân cư địa phương với trình độ chuyên môn nghiệp vụ không cao. Đối với đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt hầu hết là qua đào tạo lại tại chức, bồi dưỡng ngắn hạn.

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp nên sử dụng số lượng lớn lao động địa phương. Mặt khác, du lịch tại Chùa Thầy là hoạt động du lịch có sự tham gia đông đảo của cộng đồng dân cư cho nên sự tiếp xúc, thái độ với

khách hàng là hết sức quan trọng nhưng điều này vẫn chưa làm được ở Chùa Thầy.

Nhận thức được điều này, Sở du lịch đã phối hợp với các trường đại học mở các khóa đào tạo bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho cán bộ, hướng dẫn viên, các chủ doanh nghiệp về quản lý du lịch. Để chuẩn bị cho hội nhập kinh tế quốc tế, Sở Du lịch đã cử cán bộ chuyên môn tham gia các lớp tập huấn của tỉnh về nội dung này. Phối hợp với ngành chức năng tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về du lịch cho gần 100 đại biểu là lao động, chuyên viên theo dõi du lịch của các huyện, thị xã, lãnh đạo các xã có phát triển mạnh du lịch. Ngoài ra, trên 100 cơ sở kinh doanh lưu trú tại địa bàn tỉnh đã được ngành tổ chức giới thiệu Luật Du lịch Việt Nam và quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời, Sở du lịch phối hợp với UBND huyện Quốc Oai và UBND xã Sài Sơn mở các lớp bồi dưỡng văn minh du lịch cho các đối tượng phục vụ tham gia vào du lịch. Qua đó đã nâng cao nhận thức của cộng đồng về du lịch.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w