Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy (Trang 30 - 32)

Quốc Oai không chỉ là vùng quê giàu truyền thống cách mạng, có nền văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam mà còn là nơi được thiên nhiên ưu đãi, ở vùng đông bắc huyện, có “ Thập lục kỳ sơn” (16 ngọn núi lạ) mang dáng dấp “Long, Ly, Quy, Phượng”, đã và đang là những tài nguyên du lịch vô giá. Một trong những nơi được thiên nhiên ưu đãi nhất của huyện Quốc Oai chính là khu du lịch Chùa Thầy. Đã từ lâu, Chùa Thầy là nơi gặp gỡ các bậc hiền tài, thi - họa sĩ và là một điểm du lịch hấp dẫn được nhiều du khách vãng thăm.

Toàn bộ quần thể danh thắng Chùa Thầy gồm có Núi Thầy, núi Long Đẩu, núi Hoa Sơn, núi Phượng Hoàng, núi Ơn, chùa Cả, chùa Long Đẩu, chùa Hoa Phát, đình Đa Phúc, đền Quán Thánh, đền Tam Phủ, Hồ Long Trì, Nhật nguyệt tiên Kiều….

Nùi Thầy là núi đá vôi, cao 104m, rộng 9,16 ha, lớn nhất trong số các núi đá vôi của vùng đông bắc huyện, trên núi có chùa chiền, hang động, có đường leo núi và các loại cây cối thích nghi với núi đá.

Hai bên tả, hữu của chính diện Chùa Thầy là 2 chiếc cầu: Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều do Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan xây dựng vào năm 1602, khi ông đi xứ nhà Minh về. Những chiếc cầu này được lợp mái theo kiểu “Thượng gia hạ kiều” (trên là nhà, dưới là cầu). Bên trái Nhật Tiên

Kiều thông ra Tam phủ trên một hòn đảo nhỏ giữa ao Rồng. Bên phải là Nguyệt Tiên Kiều bắc qua ao lên núi. Khi chúa Định Vương Trịnh Căn qua đây phải thốt lên rằng: “Nay thấy chùa Thiên Phúc ở núi Phật tích như viên ngọc nổi lên giữa đám ruộng sỏi đá rạng vẻ xuân tươi ở cả bốn mùa. Động tiên hệt như cõi thanh hư, bên vách còn in mây ráng... Đó chính là vườn xanh, núi Thúy dời đến chốn nhân gian vậy”.

Ngoài chùa Thiên Phúc, trong quần thể di tích núi Thầy này còn có nhiều đình, chùa cổ kính, gắn liền với các sự tích và đã từng nuôi giấu, che chở cho các cán bộ, lãnh đạo hoạt động cách mạng trong những năm chiến tranh. Từ chân núi, qua hai lần cổng, men theo bậc đá là lên tới đỉnh núi Thầy. Lưng chừng núi Thầy có một ngôi chùa nhỏ, gọi là chùa Cao (Hiển Thụy Am) và hang Thánh Hóa - nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh giải thi (trút xác). Hang Thánh Hóa nhỏ hẹp, lờ mờ vẻ huyền bí, càng nhìn kỹ vào vách đá trong hang, càng thấy có nhiều vết lõm, đó là: Vết đầu, vết chân và vết tay, năm xưa Thiền sư Từ Đạo Hạnh đã tỳ vào lúc trút xác. Trên đỉnh núi Thầy có một khoảng đất rộng và bằng phẳng, xung quanh có một mô đá chầu vào đó, gọi là chợ Trời. Theo đường mòn chùa Cao, vòng về phía sau, qua lối rẽ là tới hang Cắc Cớ.

Hang Cắc Cớ khá sâu, lại hẹp và tối, du khách phải nắm tay nhau mà đi. Đây là nơi tuẫn tiết của nghĩa quân họ Lã, sau trận chống giặc ngoại xâm thất bại. Qua hàng cây đại già sẽ đến đền Thượng, nơi thờ Thánh Văn Xương, nơi hội họp của Đông Kinh Nghĩa Thục trước đây. Đi tiếp, xuống đến chùa Bối Am (chùa Một Mái, chỉ có một mái dựng vào vách núi), hang Hút Gió, thềm đá Thái Lão, đền tưởng niệm Nhà sử học Phan Huy Chú, Nhà lưu niệm Bác Hồ... Nơi đây, xưa kia Phan Huy Chú đã viết thành công tác phẩm Bách khoa cổ vĩ đại “Lịch triều hiến chương loại chí”. Cũng chính nơi đây, Bác Hồ

đã từng sống, làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w