Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội (Trang 58 - 68)

và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội

a. Sự cần thiết của việc hoàn thiện

Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều tìm cách để hoàn thiện hơn công tác tổ chức, quản lý, công tác hạch toán kế toán hướng tới sự hiệu quả của thông tin và quá trình ra quyết định. Như ta đã biết, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận cấu thành của công tác kế toán, có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Qua quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, các nhà quản lý nắm được tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm, tình hình chi phí tiêu hao cho sản xuất sản phẩm, việc thực hiện các định mức về vật tư, lao động…các thiệt hại nguyên nhân và trách nhiệm để từ đó có những quyết định và biện pháp phù hợp nhằm quản lý tốt hơn chi phí sản xuất. Đồng thời việc tính đúng, tính đủ các chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ phản ánh chính xác hơn chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay không phải tất cả các doanh nghiệp đều thực hiện đúng, đầy đủ theo quy định. Nguyên nhân có thể là do chủ quan từ phía doanh nghiệp, chưa có điều kiện để thực hiện các quy định mới nhưng cũng có thể là do nhận thức của các nhà quản lý cố tình không làm theo quy định. Ngoài ra những yếu tố bên ngoài của nền kinh tế, của chính sách cũng như chế độ chưa hợp lý đã tác động một phần đến công tác kế toán của doanh nghiệp nói chung.

Trong xu thế phát triển các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý và hạch toán kế toán của mình. Đó là một tất yếu khách quan đối với mỗi doanh nghiệp.

Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội về cơ bản đã thực hiện được nhiệm vụ cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty đáp ứng nhu cầu hạch toán cũng như quản lý của mình. Mặc dù vậy vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục để công tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn, phục vụ nhu cầu thông tin ngày càng cao của công ty.

Việc hoàn thiện công tác kế toán trong các doanh nghiệp là một điều tất yếu khách quan và phải đảm bảo được các nguyên tắc phù hợp với đặc điểm, chức năng

nhiệm vụ của hạch toán kế toán trên cơ sở luật, chế độ, chuẩn mực kế toán đã được ban hành đồng thời công tác hoàn thiện phải xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm về chi phí và giá thành của đơn vị để có những phương án hợp lý và hiệu quả.

b. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội

Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thông tin quản trị, tuy vẫn còn những hạn chế cần được hoàn thiện. Qua thời gian thực tập tại công ty CPDP Hà Nội trên cơ sở các nhược điểm đã phân tích ở trên, em xin nêu ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty như sau:

Về tổ chức bộ máy kế toán:

Hiện nay, trong số các nhân viên kế toán tại công ty chưa có ai được phân công đảm nhiệm toàn bộ phần hành kế toán tiền lương. Tiền lương do phòng Tổ chức hành chính tính, cuối tháng gửi xuống phòng kế toán để hạch toán nên không được thuận lợi cho kế toán chi phí giá thành tập hợp và phân bổ chi phí, gây sự phụ thuộc và ảnh hưởng đến thời gian hạch toán. Để tạo điều kiện cho hạch toán chi phí nhân công trực tiếp một cách nhanh chóng công ty nên có một kế toán viên đảm nhiệm phần kế toán tiền lương. Nhân viên kế toán này có trách nhiệm tính tiền lương và phân bổ vào các khoản mục chi phí một cách thích hợp, đồng thời sẽ khắc phục được hạn chế là chi phí tiền lương của cán bộ quản lý phân xưởng được hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp như hiện nay.

Về hệ thống tài khoản:

Như đã phân tích ở trên tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung được chi tiết chưa phù hợp, ảnh hưởng đến việc phản ánh một cách chính xác nội dụng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mặc dù công ty đã quản lý các chi phí phát sinh theo các nhóm chi phí nhưng nếu có sự phân chia lại các tài khoản chi tiết của TK 627 thì các thông tin sẽ được phản ánh một cách chi tiết, và ít tài khoản chi tiết hơn. Cụ thể:

Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3

627 Chi phí sản xuất chung

6271 (chi tiết cho px, bộ phận) Chi phí nhân viên phân xưởng

62711 Chi phí nhân viên px Viên

62712 Chi phí nhân viên px Đông dược

… …

6272 (chi tiết cho px, bộ phận) Chi phí vật liệu

62721 Chi phí vật liệu px Viên

… …

6273 (chi tiết cho px, bộ phận) Chi phí công cụ, dụng cụ

62731 Chi phí công cụ, dụng cụ px Viên

… …

6274 (chi tiết cho px, bộ phận) Chi phí khấu hao TSCĐ

62741 Chi phí khấu hao TSCĐ px Viên

… …

6275 Chi phí trích trước, sửa chữa nhỏ

62751 Chi phí trích trước

62752 (chi tiết cho px, bộ phận) Chi phí sửa chửa nhỏ 6277 (chi tiết cho px, bộ phận) Chi phí dịch vụ mua ngoài

62771 Chi phí dịch vụ mua ngoài px Viên

… …

6278 (chi tiết cho px, bộ phận) Chi phí bằng tiền khác

62781 Chi phí bằng tiền khác px Viên

… …

Về hệ thống sổ sách:

Công ty tập hợp chi phí sản xuất cho từng mặt hàng, sản phẩm cụ thể điều này là phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty nhưng nếu đồng thời theo dõi chi phí sản xuất của các phân xưởng riêng biệt, cuối kỳ phân bổ chi tiết cho các sản phẩm cụ thể thì sẽ mang tính bao quát lớn hơn. Như vậy, công ty sẽ theo dõi được tình hình sản xuất chung cũng như đối với mỗi sản phẩm. Điều đó có nghĩa là công ty mở sổ chi tiết các TK 621, TK 622 chi tiết cho từng phân xưởng.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI 170 Đê La Thành – Q.Đống Đa – TP Hà Nội

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

(dùng cho các TK 621, 622, 627,154…) Tài khoản: 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Phân xưởng Viên

Số dư đầu kỳ: 0 Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 Tổng phát sinh Nợ: Tổng phát sinh Có: Số dư cuối kỳ: Ngày … tháng… năm… KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) Tương tự đối với các phân xưởng khác và các tài khoản chi phí khác

Về hạch toán một số nghiệp vụ liên quan đến công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

- Về phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho: như đã trình bày ở trên, hiện nay công ty sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá nguyên liệu xuất kho do đó đã dẫn đến những ảnh hưởng nhất định trong công tác hạch toán. Để khắc phục được nhược điểm của phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ kế toán trưởng nên quy định và kiểm soát chặt chẽ kế toán phần hành trong việc áp dụng nhất quán phương pháp tính giá. Đồng thời để tăng tính hiệu quả công ty nên thay đổi phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất dùng. Theo em công ty nên sử dụng phương pháp nhập trước, xuất trước như vậy sẽ đảm bảo được tính kịp thời của thông tin kế toán vừa cập nhật được sự biến động giá cả cũng như phù hợp với đặc điểm nguyên vật liệu là các hóa chất, tá dược… nên nhiều khi đòi hỏi đến hanh sử dụng của công ty. Với phương pháp này công ty phải giả thiết được số hàng nào nhập trước sẽ được xuất trước và sử dụng giá thực tế của từng lô hàng, hết lô hàng này mới xuất lô hàng khác. Để thực hiện được phương pháp trên đòi hỏi công ty phải có sự theo dõi sát sao về tình hình nguyên vật liệu xuất nhập cũng như đặt ra yêu cầu cao cho cán bộ quản lý vật tư.

- Về việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung: như đã phân tích ở trên công ty tập hợp chi phí chi phí sản xuất chung cho toàn bộ các phân xưởng sau đó phân bổ cho các sản phẩm theo từng phân xưởng và đơn giá tiền lương. Việc sử dụng phương pháp phân bổ đó đơn giản nhưng không phản ánh cụ thể được tình hình chi phí của từng phân xưởng. Vì vậy, đối với những khoản mục chi phí có thể tách biệt được giữa các phân xưởng, các bộ phận với nhau thì công ty nên tách chi phí ra theo dõi riêng, cụ thể. Còn đối với những chi phí không thể bóc tách riêng được thì theo dõi chung, cuối kỳ phân bổ. Làm như vậy sẽ tạo điều kiện theo tình hình chi phí phát sinh ở các bộ phận để từ đó xem xét, tìm ra nguyên nhân và các biện pháp để giảm thiểu chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

- Về hạch toán chi phí trả trước: công ty nên sử dụng đồng thời cả tài khoản 242 với tài khoản 142 để phản ánh một cách chính xác hơn chi phí trả trước, giúp cho công việc theo dõi tình hình sử dụng, phân bổ công cụ, dụng cụ một cách chính xác, và đúng theo chế độ. Đối với những tài sản sử dụng hơn một kỳ kinh doanh thì được hạch toán vào tài khoản 242 và phân bổ dần.

Hạch toán chi phí trả trước dài hạn

TK 627,641,642… TK 242 TK 111, 112, 153 331, 2413… TK 152, 111, 138, 334… Phân bổ dần chi phí trả trước dài hạn vào các năm tài chính có liên quan

Tập hợp chi phí trả trước thực tế phát sinh (giá trị công cụ, dụng cụ nhỏ xuất dùng có liên quan đến nhiều năm tài chính, chi phí SCL TSCĐ ngoài kế hoạch cần phân bổ cho nhiều năm tài chính, tiền thuê phương tiện, mặt bằng kinh doanh trả trước nhiều năm, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo cần phân bổ cho nhiều năm…)

Giá trị thu hồi hay bồi thường khi báo hỏng, mất, hết hạn sử dụng công cụ nhỏ…

- Đối với chi phí sản xuất chung, để nâng cao tính chính xác của giá thành và tính hiệu quả của kế toán quản trị công ty cần phân biệt được chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi, xác định mức công suất bình thường để từ đó phân bổ chi phí sản xuất chung cố định vào sản xuất.

Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất lớn hơn hoặc bằng công suất bình thường, chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ và kết chuyển hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị thành phẩm, kế toán ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung (chi tiết chi phí SXC cố định) Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất thấp hơn công suất bình thường kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhân vào giá vốn hàng bán trong kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí SXC cố định không phân bổ) Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Như vậy, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội về cơ bản đã thực hiện được nhiệm vụ cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty đáp ứng nhu cầu hạch toán cũng như quản lý của mình. Mặc dù vậy vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục để công tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn, phục vụ nhu cầu thông tin ngày càng cao của công ty.

Việc hoàn thiện công tác kế toán trong các doanh nghiệp là một điều tất yếu khách quan và phải đảm bảo được các nguyên tắc phù hợp với đặc điểm, chức năng nhiệm vụ của hạch toán kế toán trên cơ sở luật, chế độ, chuẩn mực kế toán đã được ban hành đồng thời công tác hoàn thiện phải xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm về chi phí và giá thành của đơn vị để có những phương án hợp lý và hiệu quả. Qua các phân tích ở trên, ta thấy để có được sự hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, công ty cần thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu cập nhật thông tin, các chế độ,

chuẩn mực mới để áp dụng vào tình hình cụ thể của công ty, khắc phục những nhược điểm của mình

KẾT LUẬN

Như vậy, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vị trí quan trọng trong quá trình hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp thông tin về tình hình chi phí cũng như phản ánh kết quả của sản phẩm sản xuất ra. Việc tổ chức hạch toán thế nào cho hiệu quả, thuận lợi, phản ánh đúng nhất tình hình chi phí sản xuất của doanh nghiệp là tùy vào từng đơn vị cụ thể. Mỗi doanh nghiệp có điều kiện cũng như đặc điểm, nhu cầu quản lý cụ thể khác nhau, do đó trên cơ sở chung về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đơn vị lựa chọn các hình thức, phương pháp hạch toán phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của mình.

Trên cơ sở những kiến thức đã học được cùng với thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi phí, giá thành tại công ty CPDP Hà Nội em đã hoàn thành chuyên đề “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội”.

Một lần nữa em xin cảm ơn TS. Trần Thị Nam Thanh và tập thể cán bộ nhân viên phòng kế toán công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình.

PHỤ LỤC

Màn hình nhập dữ liệu của phần mềm kế toán Cyber Accouting 2004 sử dụng tại công ty:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w