Đặc điểm và phương pháp xác định chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội (Trang 33 - 38)

Chi phí sản xuất chung là tất cả những chi phí ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại các phân xưởng, phục vụ cho sản xuất sản phẩm.

Các chi phí phát sinh ở tổ in phun, phòng kỹ thuật, phòng kiểm nghiệm, ban cơ điện, nghiên cứu và sản xuất nhỏ, các khoản lương học việc, lương hợp đồng, chi phí ăn ca của các bộ phận theo quy định của công ty được tính vào chi phí sản xuất chung.

Tại công ty CPDP Hà nội vì các phân xưởng được khoán tiền lương theo một mức nhất định do đó tất cả các chi phí về tiền lương phát sinh tại các phân xưởng được tính vào chi phí chi phí nhân công trực tiếp kể cả tiền lương của quản đốc phân xưởng. Đây là sự khác biệt so với quy định.

Chi phí sản xuất chung bao gồm:

+ Chi phí tiền lương và các khoản mang tính chất lương khác. Các khoản phụ cấp ca ba, phụ cấp độc hại…cũng được xác định giống như công nhân trực tiếp sản xuất thông qua các bảng thanh toán tiền phụ cấp độc hại, ca ba của các phân xưởng.

+ Chi phí vật liệu: là giá trị vật liệu xuất dùng trong kỳ phục vụ gián tiếp cho sản xuất, được theo dõi qua bảng nhập xuất tồn kho vật tư do kế toán phân xưởng quản lý.

+ Chi phí dụng cụ sản xuất: là giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ phục vụ cho sản xuất sản phẩm tại các phân xưởng.

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: biểu hiện qua giá trị hao mòn của tài sản cố định phục vụ sản xuất của các phân xưởng.

Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, mức khấu hao trích hàng tháng được xác định qua công thức:

Mức khấu hao trích trong tháng =

Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao

(11) 12

Công ty thực hiện phân loại, chia nhóm tài sản cố định, thực hiện tính và trích khấu hao tài sản cố định theo QĐ 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ tài chính về thời gian sử dụng và tỉ lệ trích khấu hao tương ứng với từng loại tài sản.

Tài sản cố định của công ty được theo dõi trên “Sổ theo dõi tài sản cố định”. Tài sản cố định tăng, giảm trong tháng được tính bắt đầu từ ngày tài sản tăng, giảm hoặc ngừng không tham gia vào hoạt động kinh doanh nữa. Số khấu hao phải trích trong tháng được xác định như sau:

Số khấu hao phải trích trong tháng = Số KH đã trích tháng trước + Số KH tăng trong tháng - Số KH giảm trong tháng (12)

Cuối tháng, kế toán phụ trách phần tài sản cố định dựa vào Bảng theo dõi và tính khấu hao tài sản cố định để tính toán, lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ của tháng này.

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI

BẢNG THEO DÕI VÀ TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Tháng 03 năm 2006

Ngày … tháng …năm

KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Stt Mã Tên tài sản Ngày tính KH Tài sản cố định đầu kỳ Số tháng Giá trị KH trong kỳ Tài sản cố định cuối kỳ Nguyên giá Hao mòn lũy

kế Giá trị còn lại Nguyên giá

Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 … … … … … … … … … … … … 76 6034 Tủ lạnh Hitachi 01/06/04 18.213.000 7.285.200 10.927.800 55 303.550 18.213.000 7.588.750 10.624.250 77 6035 Máy in phun 01/01/05 142.236.380 28.447.272 113.789.108 60 2.370.606 142.236.380 30.817.878 111.418.502 78 6036 Phần mềm kế toán Cybersoft 01/06/05 31.440.000 6.113.331 25.326.669 36 873.333 31.440.000 6.986.664 24.453.336 … … … … … … … … … … … … Tổng cộng: 10.516.642.478 4.441.562.289 6.075.080.189 86.800.399 10.516.642.478 4.528.362.688 5.988.279.790

Chi phí khấu hao được kế toán chi phí giá thành tập hợp và phân bổ cho các phân xưởng. Ta có bảng phân bổ khấu hao như sau:

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ NỘI

BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Tháng 03 năm 2006 Stt TK khấu hao Tên tài khoản khấu hao

Tài khoản chi

phí

Tên tài khoản chi phí Giá trị phân bổ 1 2141 Hao mòn TSCĐ 627401 Chi phí khấu hao TSCĐ – PX Viên 21.570.368 2 2141 Hao mòn TSCĐ 627402 Chi phí khấu hao TSCĐ – PX Mắt 8.824.482 3 2141 Hao mòn TSCĐ 627403 Chi phí khấu hao TSCĐ – PX Đông Dược 4.950.037 4 2141 Hao mòn TSCĐ 627499 Chi phí khấu hao TSCĐ – chờ phân bổ 240.858

5 2141 Hao mòn TSCĐ 64203 Khấu hao TSCĐ 51.214.654

Tổng cộng: 86.800.399 Ngày 31 tháng 03 năm 2006 KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ tên)

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản chi phí khác phát sinh cùng các dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho sản xuất như chi phí sữa chữa tài sản cố định, chi phí tiền điện, điện thoại… phục vụ cho nhu cầu sản xuất. chi phí này được kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tập hợp từ các hóa đơn thanh toán.

+ Chi phí khác bằng tiền: là các chi phí phụ phát sinh thêm trong quá trình sản xuất sản phẩm tại các phân xưởng, được chi trực tiếp bằng tiền, do kế toán tiền mặt tập hợp. Khi các nghiệp vụ phát sinh thì hạch toán vào tài khoản chi phí sản xuất chung để cuối tháng tập hợp chi phí và tính giá thành.

+ Chi phí trả trước: là các khoản thực tế đã phát sinh nhưng chưa được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này như công cụ dụng cụ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần, giá trị sửa chữa nhà xưởng trong thời gian dài, tiền thuê đất, dịch vụ mua ngoài trả trước… Các khoản chi phí này được theo dõi trên tài khoản

142 – Chi phí trả trước. Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí trả trước vào chi phí sản xuất chung trong kỳ, để phân bổ tiếp.

Các khoản chi phí nói trên được phân loại theo từng khoản mục phí phục vụ cho công tác hạch toán cũng như quản lý dễ dàng hơn.

Chi phí sản xuất chung được theo dõi chung không cụ thể cho từng phân xưởng vì có những chi phí không thể phân chia rõ ràng ra là thuộc về bộ phận nào. Chính vì vậy, sau khi tập hợp được chi phí sản xuất chung ta tiến hành phân bổ cho các phân xưởng và cho các sản phẩm hoàn thành như sau:

- Chi phí sản xuất chung của PX Viên chiếm 3/4 tổng chi phí sản xuất chung - Chi phí sản xuất chung của PX Mắt và Đông Dược chiếm 1/4 còn lại tổng chi phí sản xuất chung

Sau khi đã tính được chi phí sản xuất chung của các phân xưởng ta phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm theo tiền lương sản phẩm và hệ số phân bổ.

Hệ số phân bổ được tính như sau: Hệ số phân bổ =

Tổng chi phí sản xuất chung

(13) Tổng chi phí lương +2 x Chi phí lương của px Viên

Đối với các sản phẩm thuộc phân xưởng Viên: Chi phí chung

phân bổ cho sp i = 3 x Chi phí lương của sp i x Hệ số phân bổ (14)

Đối với các sản phẩm không thuộc phân xưởng Viên: Chi phí chung

phân bổ cho sp i = Chi phí lương của sp i x Hệ số phân bổ (15)

Ví dụ: Phân bổ chi phí chung của sản phẩm Vitamin B1 06 100v

Sau khi tổng hợp, dựa vào sổ chi tiết TK 627 ta có tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng 03 là: 201.346.808

Từ bảng tính tiền lương của các sản phẩm của các phân xưởng ta có tổng tiền lương sản phẩm của tất cả các sản phẩm hoàn thành trong tháng 03/2006 là:

106.211.284 trong đó tiền lương sản phẩm của phân xưởng Viên là: 57.595.477. tiền lương sản phẩm của sản phẩm Vitamin B1: 4.721.347

Theo công thức (13) ta có hệ số phân bổ: Hệ số phân bổ =

201.346.808

= 0.909

106.211.284 + 2 x 57.595.477 Chi phí chung phân bổ cho phân xưởng Viên:

201.346.808 x 3 / 4 = 151.010.106

Chi phí chung phân bổ cho sản phẩm Vitamin B1 06 100v: 3 x 4.721.347 x 0.909 = 12.875.113

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w