Đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội (Trang 52 - 58)

thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội

Nhìn chung công tác kế toán tại công ty nói chung cũng như công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đã và đang đáp ứng được nhu cầu quản lý của công ty và ngày càng hướng đến sự đơn giản, chính xác và hiệu quả.

Giữ vai trò chủ yếu của công tác kế toán, công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đã cung cấp kịp thời, hiệu quả những thông tin cần thiết về chi phí sản xuất cũng như giá thành sản phẩm góp phần làm tăng lợi nhuận và nâng cao tính cạnh tranh của công ty trên thị trường. Bộ phận kế toán của công ty đã tổ chức ghi chép, theo dõi thường xuyên và liên tục các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, phản ánh các thông tin về chi phí, giá thành trên các báo cáo giá thành, thẻ giá thành. Dựa vào những thông tin đó, ban lãnh đạo kịp thời đề xuất biện pháp phù hợp để quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

Về cơ bản công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty đã đạt được những ưu điểm sau:

Trong quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

Kế toán chi phí giá thành do kế toán tổng hợp đảm nhiệm và được xem là một phần hành chủ yếu trong công tác hạch toán do đó có sự thống nhất và bao quát về thông tin, kế toán phân xưởng có trách nhiệm tập hợp thông tin đầy đủ, đúng đắn để cuối tháng kết toán chi phí giá thành tính toán, phân bổ các loại chi phí và lập thẻ tính giá thành cho các sản phẩm. Với sự phân công trách nhiệm cụ thể như vậy thể hiện sự chuyên môn hóa cao tổ chức hạch toán.

Trong công tác tổ chức hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

+ Về hệ thống chứng từ:

Chứng từ được sử dụng tại công ty đều theo mẫu quy định của Bộ Tài Chính, được kiểm tra chặt chẽ đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý, không có sai sót, đáp ứng

được nhu cầu hạch toán và quản lý tại công ty. Các chứng từ được thu thập, phân loại và sắp xếp theo trình tự thời gian, theo các phân xưởng nên thuận lợi cho việc theo dõi và kiểm tra khi cần thiết.

+ Về hệ thống tài khoản:

Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp được ban hành theo quyết định 1141/TC/QĐ – CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính và cập nhật thay đổi theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. Trên cơ sở hệ thống tài khoản thống nhất công ty chi tiết thêm các tiểu khoản phù hợp với yêu cầu quản lý, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhìn chung các tài khoản liên quan đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu hạch toán, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

+ Về hình thức ghi sổ kế toán:

Công ty sử dụng hình thức sổ Nhật ký chung, đơn giản, dễ hạch toán, phù hợp với triển khai kế toán máy. Hệ thống sổ sách kế toán bao gồm các sổ tổng hợp, sổ chi tiết được sử dụng đầy đủ, đúng quy định của Bộ Tài Chính và được thiết kế phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.

Công ty áp dụng phần mềm kế toán Cyber 2004 đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Nhờ phần mềm kế toán mà máy tính sẽ tự động tính ra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lương trên cơ sở các phiếu nhập, xuất, đơn giá tiền lương…và phân bổ chi phí khác và chi phí sản xuất chung theo những tiêu thức nhất định bằng những câu lệnh gán sẵn. Phần việc của kế toán được giảm nhẹ, tăng độ chính xác của số liệu.

+ Về phương pháp hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

- Công ty có ba phân xưởng sản xuất chính, mỗi phân xưởng sản xuất một số mặt hàng cùng tính chất, hoạt động độc lập với nhau. Mỗi phân xưởng sản xuất một loại thuốc nhất định đảm nhiệm từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn nhập kho thành phẩm. Quá trình sản xuất được chuyên môn hóa, trong một thời gian nhất định trên dây chuyền sản xuất chỉ tạo ra một loại sản phẩm duy nhất, sau khi hoàn thành xong sản phẩm đó mới chuyển sang sản xuất sản phẩm khác. Mặt khác, mỗi sản phẩm cần

những loại nguyên vật liệu khác nhau, với đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng biệt, có định mức vật tư, các công đoạn sản xuất khác nhau. Do đó việc xác định đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho từng mặt hàng cụ thể là phù hợp với quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất và sản phẩm. Đồng thời tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng sản phẩm giúp cho việc theo dõi tình hình sản xuất, chi phí của sản phẩm chi tiết, dễ kiểm tra, tổng hợp theo các chỉ tiêu tài chính phục vụ cho quá trình quản lý và ra quyết định sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nào phù hợp cũng như điều chỉnh các chi phí sản xuất một cách hợp lý.

- Công ty tổ chức hạch toán chi phí sản xuất về cơ bản theo ba khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung theo đúng chế độ quy định của Nhà nước. Việc sử dụng tài khoản và mở sổ chi tiết cho sản phẩm là hợp lý.

Đặc biệt trong bảng tính giá thành chi phí nhân công trực tiếp được chia thành hai khoản mục là chi phí lương và chi phí khác với cách tính khá phù hợp đã phản ánh được cụ thể chi phí lương thực tế phát sinh để sản xuất sản phẩm và các khoản phụ cấp ngoài lương sản phẩm ra trong đó, để tính ra chi phí lương sản phẩm công ty đã sử dụng đơn giá lương khoán do phòng Tổ chức hành chính, phòng Kỹ thuật… nghiên cứu và đề nghị. Cách tính lương như trên đơn giản, dễ hiểu và dễ tự động hóa thực hiện và với cách phân chia chi phí nhân công trực tiếp như thế qua bảng tính giá thành ta có thể đánh giá được tỉ trọng tiền lương sản phẩm so với các khoản mục khác. Hơn nữa áp dụng mức lương khoán sản phẩm khuyến khích tạo động lực làm việc cho công nhân hoàn thành và vượt mức kế hoạch, nâng cao năng suất lao động vì hình thức lương này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động.

- Các khoản mục chi phí được phân chia khá phù hợp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chi tiết cho từng sản phẩm, với công thức tính dễ hiểu, dễ thao tác trên máy, tăng tốc độ hạch toán. Chi phí sản xuất chung được tập hợp chung cho toàn công ty sau đó được phân bổ cho từng sản phẩm theo phân xưởng và tiền lương sản phẩm. Do chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều nơi sử dụng và khó xác định cụ thể cho từng phân xưởng nên việc tập hợp chung tạo điều kiện dễ dàng cho việc theo dõi, kiểm tra để xác định nguyên nhân cũng như mức độ tác động của chi phí sản xuất chung đến giá thành sản phẩm để đề ra các chủ trương thích hợp.

- Việc phân bổ chi phí chung cho phân xưởng Viên và phân xưởng Mắt, Đông dược theo tỉ lệ 3:1, chi phí khác theo tỉ lệ 2:1 dựa trên kinh nghiệm và đặc điểm của các phân xưởng làm cho công tác tính toán trở nên đơn giản, dễ hiểu, dễ làm.

- Phương pháp tính giá thành theo phương pháp trực tiếp là khá đơn giản, dễ làm, phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty. Kỳ tính giá thành theo tháng là hợp lý vì chu kỳ sản xuất ngắn, hoạt động sản xuất liên tục, cần có sự theo dõi thường xuyên do đó đã cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bên cạnh những ưu điểm trên thì công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPDP Hà Nội vẫn tồn tại những hạn chế cần khắc phục và hoàn thiện.

+ Về hệ thống tài khoản:

- Việc phân chia các tài khoản chi tiết của TK 627 – Chi phí sản xuất chung còn chưa phù hợp. Ngoài các tài khoản cơ bản theo quy định, công ty còn có thêm nhóm tài khoản chi tiết TK 62701 - Chi phí nhân viên phân xưởng, TK 62702 - Trích hơi đốt…tạo nên sự phức tạp trong hạch toán, là không cần thiết.

- Công ty chỉ sử dụng TK 142 để hạch toán chi phí trả trước cho tất cả các loại chi phí trả trước không phân biệt là phân bổ trong 1 năm hay nhiều hơn, do đó sẽ khó có thể biết được chi phí đó được phân bổ cho mấy kỳ kinh doanh.

+ Về hệ thống sổ sách:

Công ty sử dụng các sổ chi tiết và sổ tổng hợp các tài khoản chi phí để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các sổ chi tiết phản ánh các nghiệp vụ phát sinh của toàn bộ 03 phân xưởng chứ không mở riêng cho phân xưởng cụ thể nào. Điều này làm giảm hiệu quả của thông tin, không theo dõi được tình hình sản xuất tại từng phân xưởng.

+ Về tổ chức hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

- Trong phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho, công ty sử dụng phương pháp bình quân để tính giá xuất. Công việc này được thực hiện vào cuối kỳ, trong kỳ khi có nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất thì chỉ theo dõi về mặt số lượng, cuối tháng mới tính được ra số tiền. Sử dụng giá bình quân đơn giản, dễ tính nhưng trong tháng chưa xác định được giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kho làm giảm tính cập nhật của thông tin. Điều đó cũng có nghĩa trong tháng chưa xác định được giá thành những sản phẩm nhập kho trong khi đó công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho tức đòi hỏi phải phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, thành phẩm. Việc này ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và khả năng cập nhật thông tin.

- Về việc tập hợp chi phí sản xuất: các khoản mục chi phí sản xuất được tập hợp chung, cuối kỳ phân bổ. Như đã đề cập ở trên, chi phí sản xuất chung và chi phí khác trong chi phí nhân công trực tiếp được phân bổ theo tỉ lệ 3:1 và 2:1 là đơn giản, dễ làm nhưng không phản ánh được chính xác tình hình phát sinh chi phí ở từng phân xưởng cụ thể, đó chỉ là sự phân bổ dựa trên kinh nghiệm thực tế.

Chi phí sản xuất tập hợp cho từng sản phẩm cụ thể một mặt dễ theo dõi chi tiết từng mặt hàng nhưng mặt khác không theo dõi được chung cho toàn phân xưởng do đó không phản ánh được tình hình sản xuất của từng phân xưởng như thế nào, hiệu quả hay không. Hơn nữa có những chi phí có thể xác định cụ thể cho từng phân xưởng nhưng vẫn được theo dõi chung.

- Với việc sử dụng đơn giá khoán tiền lương thì tiền lương của cán bộ quản lý phân xưởng được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thay vì chi phí sản xuất chung như quy định. Điều này làm giảm tính chính xác của thông tin của các koản mục chi phí.

- Công tác tính lương và phân bổ, hạch toán tiền lương do hai bộ phận khác nhau đảm nhiệm. Tiền lương do phòng Tổ chức hành chính lập, phòng kế toán dựa vào đó để phân bổ. Cách thực hiện như trên gây khó khăn cho kế toán trong việc bóc tách các chi phí để đưa vào các khoản mục chi phí thích hợp, gây mất thời gian.

- Về việc hạch toán chi phí thiệt hại sản phẩm hỏng: tại công ty, sản phẩm hỏng có hai loại là sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được thường là do không đủ trọng lượng và sản phẩm hỏng không sửa chữa được do vi phạm các tiêu chuẩn về kỹ thuật. Các sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được thường ở dạng cốm đã pha chế hoặc đã dập viên, được đưa trở lại khâu pha chế, cân trộn để bổ sung thêm nguyên liệu cho đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật về trọng lượng. Như vậy chi phí thiệt hại sản phẩm hỏng của công ty sẽ bao gồm toàn bộ chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng cộng với thiệt hại của sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. Khi có sản phẩm hỏng thì các bộ phận lập

biên bản xác định nguyên nhân và hủy bỏ nếu không sửa chữa được. Tất cả các khoản này đều được chuyển vào giá thành sản phẩm dẫn đến việc tính giá thành không chính xác và không quản lý được chi phí cũng như xác định nguyên nhân và trách nhiệm vật chất, tác động xấu đến ý thức tiết kiệm chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến mục tiêu hạ giá thành sản phẩm của công ty.

- Trong chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho ban hành và công bố theo quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 quy định: trong chi phí chế biến hàng tồn kho, chi phí sản xuất chung được phân chia thành hai loại là chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định. Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất. Chi phí này được phân bổ cho sản phẩm sản xuất dựa trên công suất bình thường của máy móc. Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Nếu mức sản xuất thực tế thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Các chi phí nguyên liệu vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí sản xuất kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường cũng không được đưa vào giá gốc hàng tồn kho có nghĩa là không được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành. Tuy nhiên trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty vẫn chưa xác định mức công suất bình thường, chưa phân chia chi phí sản xuất chung thành chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi. Khi đó toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ được tính hết vào giá thành sản phẩm hoàn thành, làm giảm tính chính xác của chỉ tiêu giá thành và chưa phù hợp với chế độ.

Các hạn chế nêu trên cần có sự xem xét, nghiên cứu của công ty để tìm ra cách khắc phục và các giải pháp thích hợp để giúp cho công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng thực hiện tốt vai trò thông tin của mình, đảm bảo cung cấp kịp thời, chính xác thông tin cho quá trình ra quyết định của nhà quản lý.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội (Trang 52 - 58)