Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Phương Nam (Trang 52 - 54)

I. Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty.

4. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Đối với công ty Phơng Nam chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng hoặc theo hợp đồng chính vì vậy việc dự trữ nguyên vật liệu trong kho rất hạn chế . Chính vì vậy mà công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Tuy nhiên giá trị vật liệu có khả năng biến động trên thị trờng nhất là đối với vật liệu nhập ngoại. Hơn thế nữa vật liệu tại kho khi nhập về phục vụ ngay cho quá trình sản xuất sản phẩm cũng không tránh khỏi tình trạng vật liệu bị giảm giá trị, hao mòn do những nhân tố khác quan và các nhân tố chủ quan khác . Hiện nay công ty Phơng Nam cha lập dự phòng cho một loại vật liệu nào.Vậy theo em công ty công ty nên trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để phản ánh chính xác hơn vật liệu tồn kho cuối kỳ cũng nh tình hình tài chính của công ty( Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho làm giảm thu nhập của doanh nghiệp dẫn đến giảm thuế thu nhập của doanh nghiệp) Công ty nên lập dự phòng cho hàng tồn kho theo chế độ tài chính quy định năm 2003 nh sau:

Theo thông t 89 /TC-BTC để khắc phục đợc tính hình thức về dự phòng của thông t 107/TC-BTC thì việc hạch toán các khoản dự phòng phải tiến hành theo những trình tự sau đây:

Cuối niên độ kế toán( 31/12), căn cứ vào tình hình giảm giá hàng tồn kho xác định mức dự phòng cần lập cho từng loại. So sánh với số đã lập dự phòng hàng tồn kho năm trớc, xác định số chênh lệch cần phải lập, hoặc giảm đi ( nếu có )

- Trờng hợp số dự phòng giảm giá hàng tồng kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trớc , thì số chênh lệch lớn hơn đợc lập thêm:

Nợ TK 632( Giá vốn hàng bán )

Có TK 159( Dự phòng giảm giá hàng tồn kho)

-Trờng hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trớc thì số chênh lệch nhỏ hơn đợc hoàn nhập

Nợ TK 159( Dự phòng giảm giá hàng tồn kho ) Có TK 632( Giá vốn hàng bán )

5. Vấn đề tính giá nguyên vật liệu:

Thực trạng: Công ty áp dụng phơng pháp tính giá xuất nguyên vật liệu theo phơng pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Nhng thực tế số lợng tồn kho của vật liệu là rất ít và nguyên vật liệu nhập về thờng đợc xuất ngay cho các phân xởng để đảm bảo hoàn thành hợp đồng kịp thời. Bên cạnh đó nguồn nguyên vật liệu nhập về của công ty rất đa dạng nhiều chủng loại khác nhau. Chính vì vậy việc tính giá xuất vật liệu theo phơng pháp bình quân cả kỳ dự trữ là rất khó khăn cho công tác hạch toán kế toán.

Kiến nghị : Xuất phát từ thực tế trên, công ty nên áp dụng phơng pháp tính giá xuất nguyên vật liệu theo giá đích danh để tiện cho việc ghi sổ, tránh nhầm lãn và đảm bảo đợc tính kịp thời trong việc tính giá nguyên vật liệu xuất.

- Thực trạng: Tại Công ty nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu diễn ra thờng xuyên liên tục. Nguyên vật liệu sau khi xuất phải vài ngày sau mới có chứng từ gửi lên phòng Kế toán. Vì vậy Công ty đã thống nhất quy định tất cả các nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất diễn ra hàng ngày trong tháng sẽ đợc ghi chung về ngày 30 hàng tháng để tính toán, ghi sổ kế toán. Nh vậy là đã làm giảm tính kịp thời của thông tin kế toán và việc ghi sổ kế toán bị dồn vào cuối tháng nhiều làm cho công việc tính toán rất dễ nhầm lẫn.

- Kiến nghị: Cách khoảng từ 3 đến 5 ngày, kế toán vào sổ các nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu là phù hợp với đặc điểm của Công ty.

7.Công tác ghi sổ kế toán :

-Thực trạng: Trong việc vào sổ cái, kế toán công ty đã phản ánh tất cả các khoản nợ và có trong cùng một cột (Ghi có các TK, đối ứng với nợ TK này) nh vậy theo nguyên tắc là sai.

Ví dụ: Sổ cái TK 151 và sổ cái TK 331

- Kiến nghị: Kế toán công ty không nên phản ánh nợ, có chung vào một cột vừa tránh nhầm lẫn khi cộng phát sinh có và làm đúng theo nguyên tắc kế toán.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Phương Nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w