Nguyên tắc
- Trong một phản ứng hóa học tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng.
- Khi cô cạn dung dịch thì khối lượng hỗn hợp muối thu được bằng tổng khối lượng của các cation kim loại và anion gốc axit.
c) Bảo toàn electron
Nguyên tắc : Trong quá trình phản ứng thì: Số e nhường = Số e thu
hoặc: Số mol e nhường = Số mol e thu
Khi giải không cần viết phương trình phản ứng mà chỉ cần tìm xem trong quá trình phản
ứng có bao nhiêu mol e do chất khử nhường ra và bao nhiêu mol e do chất oxi hoá thu vào. Điều quan trọng nhất khi áp dụng phương pháp này đó là việc phải nhận định đúng trạng thái đầu và trạng thái cuối của các chất oxi hóa và các chất khử. Phương pháp này đặc biệt hữu dụng đối với các bài toán biện luận nhiều trường hợp xảy ra.
1.5.2.2. Phương pháp đại số
Cách giải
- Viết các phương trình phản ứng. - Đặt ẩn số cho các đại lượng cần tìm.
- Tính theo các phương trình phản ứng và các ẩn sốđó để lập ra phương trình đại số. - Giải phương trình đại số (hoặc hệ phương trình) và biện luận kết quả .
Cách giải
- Phương pháp trung bình chỉ áp dụng cho bài toán hỗn hợp các chất.
- Giá trị trung bình dùng để biện luận tìm ra nguyên tử khối hoặc phân tử khối hay số nguyên tử trong phân tử hợp chất.
- Khối lượng mol trung bình là khối lượng của một mol hỗn hợp, kí hiệu M: n i i hh i 1 n hh i i 1 M .n m M n n
Trong đó : mhh là tổng khối lượng của hỗn hợp, nhh là tổng số mol của hỗn hợp
Mi là khối lượng mol của chất thứ i trong hỗn hợp ni là số mol của chất i trong hỗn hợp
Chú ý : - Mmin < M < Mmax.
- Nếu hỗn hợp gồm hai chất có số mol bằng nhau thì khối lượng mol trung bình của hỗn hợp cũng chính bằng trung bình cộng khối lượng phân tử của hai chất và ngược lại. Phương pháp này được áp dụng trong việc chuyển bài toán hỗn hợp thành bài toán một chất đơn giản và dễ dàng.
1.5.2.4. Phương pháp ghép ẩn số
Cách giải
Một số bài toán cho thiếu dữ kiện nên khi giải bằng phương pháp đại số có sốẩn nhiều hơn số phương trình và ở dạng vô định, không giải được. Nếu dùng phương pháp ghép ẩn số ta có thể giải loại bài toán này một cách dễ dàng.
1.5.2.5. Phương pháp tăng giảm khối lượng Cách giải
Khi chuyển từ chất này sang chất khác khối lượng có thể tăng hoặc giảm do các chất khác nhau có khối lượng mol khác nhau. Dựa vào mối tương quan tỉ lệ thuận của sự tăng giảm ta tính được lượng chất tham gia hay tạo thành sau phản ứng.
1.5.2.6. Phương pháp đường chéo
Cách giải
- Phương pháp đường chéo thường dùng để giải bài toán trộn lẫn các chất với nhau có thểđồng thể hoặc dị thể nhưng hỗn hợp cuối cùng phải là đồng thể.
khác, nhưng do phản ứng với H2O lại cho cùng một chất. Ví dụ trộn Na2O với dung dịch NaOH ta được cùng một chất là NaOH).
- Trộn 2 dung dịch của chất A với nồng độ khác nhau, ta thu được một dung dịch chất A với nồng độ duy nhất. Như vậy lượng chất tan trong phần đặc giảm xuống phải bằng lượng chất tan trong phần loãng tăng lên.
Sơđồ tổng quát của phương pháp đường chéo như sau: 1 2 2 1 D x x D x x
x1, x2, x là khối lượng chất ta quan tâm với x1 > x > x2
D1, D2 là khối lượng hay thể tích các chất (hay dung dịch) đem trộn lẫn. * Khi sử dụng sơ đồđường chéo ta cần chú ý :
- Chất rắn coi như dung dịch có C = 100% - Dung môi coi như dung dịch có C = 0%
1.5.3. Sử dụng bài tập Hóa học trong giảng dạy ở trường phổ thông 1.5.3.1. Lựa chọn bài tập 1.5.3.1. Lựa chọn bài tập
Việc lựa chọn bài tập cần từ các nguồn sau đây:
- Các sách giáo khoa hóa học và sách bài tập hóa học phổ thông. - Các sách bài tập hóa học có trên thị trường.
- Các bài tập trong giáo trình đại học dùng cho học sinh giỏi hoặc cải biến cho phù hợp với phổ thông.
1.5.3.2. Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học
Ở bất cứ công đoạn nào của quá trình dạy học đều có thể sử dụng bài tập. Khi dạy học bài mới có thể dùng bài tập để vào bài, để tạo tình huống có vấn đề, để chuyển tiếp từ phần này sang phần kia, để củng cố bài, để hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.
Khi ôn tập, củng cố, luyện tập và kiểm tra - đánh giá thì nhất thiết phải dùng bài tập. ở
Việt Nam khái niệm “bài tập” được dùng theo nghĩa rộng, bài tập có thể là câu hỏi hay bài toán.