a) Kiến thức cơ bản và trọng tâm
2.2. Một số dạng bài tập trắc nghiệm khách quan
2.2.1. Dạng 1: Lý thuyết cơ bản
Đây là dạng bài tập đại cương chỉđòi hỏi mức độ nhận thức “biết” là chính. Yêu cầu đối với học sinh là phải nắm chắc các khái niệm cơ bản, các định nghĩa cũng như hệ thống lý thuyết. Tuy nhiên, học sinh cần lưu ý là do phạm vi bài tập dạng này khá rộng nên cần bao quát kiến thức và cẩn thận với ngôn từ hóa học.
Đây là loại bài tập phong phú nhất về nội dung, đồng thời cũng là loại bài tập nhiều dạng nhất, rất hay gặp. Cần lưu ý :
- Nắm vững cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố, nắm vững cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố. Trên cơ sởđó có thể từ cấu tạo nguyên tử suy ra tính chất (đơn chất và hợp chất) của nguyên tố và ngược lại.
- Phải nắm thật chắc tính chất của các đơn chất và hợp chất, cả về tính chất vật lí lẫn tính chất hoá học, công thức tổng quát, công thức cấu tạo của các chất. Đặc biệt từ cấu tạo các chất nắm được nguyên nhân của tính chất các chất. Từđó so sánh, giải thích, sắp xếp được mức độ tính chất giữa các chất.
2.2.3. Dạng 3: Xác định tên nguyên tố kim loại
Đây là một dạng bài tập dễ gặp và khá thông dụng. Dạng bài tập này đòi hỏi học sinh có nền tảng kiến thức nhất định về cấu tạo nguyên tử, cấu tạo bảng tuần hoàn, viết các phương trình thể hiện tính chất hóa học cũng như phương trình điều chế, nhận biết thông qua các hiện tượng trực quan. Bên cạnh đó, để làm nhanh và chính xác bài tập trắc nghiệm, học sinh cần có kĩ năng phân tích, so sánh, suy luận và cả loại trừ.
2.2.4. Dạng 4: Điều chế - sản xuất
Với dạng bài tập này, học sinh cần nắm rõ quy trình điều chế hay sản xuất một chất cụ
thể. Tuy nhiên, ở mức độ cao hơn, học sinh còn cần phải biết cách hệ thống và liên hệ đến các kiến thức liên quan và vận dụng tạo thành sơ đồ điều chế - sản xuất. Bên cạnh, yếu tố
hết sức cần thiết là vấn đề hiệu suất và các lý thuyết về phản ứng, được sử dụng khá nhiều trong dạng bài tập này.
2.2.5. Dạng 5: Nhận biết - tách chất
Dạng bài tập này ở chương trình phổ thông được xem như “khó” đối với học sinh vì học sinh cần có khả năng tổng hợp, so sánh và đặc biệt là kĩ năng làm thí nghiệm hóa học.
Để làm tốt loại bài tập này, cần :
* Đối với dạng nhận biết
- Nắm vững tính chất vật lí và tính chất hoá học của chất cần nhận biết. Dùng phản ứng
đặc trưng của các chất đó với thuốc thử để tạo ra một trong các hiện tượng có thể tri giác
được nhưđổi màu, kết tủa, có mùi riêng biệt hoặc sủi bọt khí,...
- Nắm vững các thuốc thử cho từng loại hợp chất, ion cần nhận biết. Ví dụ nhận biết muối clorua hay hợp chất có ion Cl- người ta dùng dung dịch AgNO3 sẽ có dấu hiệu kết tủa
trắng của AgCl ; nhận biết muối sunfat tan hay axit H2SO4 có ion 2 4
SO dùng thuốc thử là dung dịch BaCl2 sẽ cho kết tủa trắng BaSO4,...
Trên các cơ sởđó có thể nhận biết được các chất theo yêu cầu.
* Đối với dạng tách chất
Thực tế hay dùng 2 phương pháp để tách biệt, tinh chế chất. - Phương pháp vật lí :
+ Dùng phương pháp lọc để tách chất không tan khỏi chất lỏng.
+ Dùng phương pháp lượm nhặt để tách các chất rắn có sự khác nhau về tinh thể, màu sắc,... ra khỏi nhau.
- Phương pháp hoá học : Dùng phản ứng thích hợp chuyển dần các thành phần của hỗn hợp sang dạng trung gian, rồi từ dạng trung gian này lại dùng phản ứng hoá học để
chuyển sang dạng ban đầu của chúng trong hỗn hợp.
2.2.6. Dạng 6: Giải thích hiện tượng
Kĩ năng quan sát, nhận xét và hệ thống kiến thức là rất quan trọng. Theo dõi hiện tượng xảy ra, viết phương trình phản ứng cụ thể từng quá trình thí nghiệm, sau đó xác định kết quả, theo yêu cầu của đề. Cần lưu ý, kết quả mỗi quá trình thu được thường xác định theo sản phẩm chính.