Biểu hiện của hứng thú

Một phần của tài liệu Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường Phổ thông (Trang 27 - 30)

Có khá nhiều quan niệm khác nhau về những biểu hiện của hứng thú. Qua các tài liệu [27], [32], [51], có thể rút ra những biểu hiện của hứng thú như sau: - Về mức độ của hứng thú: có 2 mức độ: + Mức độ I: chủ thể mới dừng lại ở việc nhận thức về đối tượng. Chưa có xúc cảm tình cảm với đối tượng đó, chưa tiến hành hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng đó. + Mức độ II: Đối tượng hứng thú thúc đẩy chủ thể hoạt động.

- Về nội dung của hứng thú như hứng thú học tập, nghiên cứu khoa học, đi mua sắm, đi dạo chơi,...

- Về chiều rộng, chiều sâu của hứng thú: những người có hứng thú với nhiều đối tượng khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau thường có cuộc sống hời hợt, bề ngoài. Những người chỉ tập trung hứng thú vào một hoặc một vài

đạt là những người biết giới hạn hứng thú của mình trong phạm vi hợp lý, trên nền những hứng thú khác nhau, họ xác định được một hoặc một số hứng thú trung tâm mang lại ý nghĩa thúc đẩy con người hoạt động.

- Theo Phạm Tất Dong cho rằng hứng thú biểu hiện ở các khía cạnh sau:

+ Khuynh hướng của con người đối với hoạt động có liên quan tới

đối tượng của hứng thú đó.

+ Sự trải nghiệm thường xuyên những tình cảm dễ chịu do đối tượng này gây ra.

+ Khuynh hướng bàn luận thường xuyên về đối tượng này, về việc có liên quan tới chúng.

+ Sự tập trung chú ý của con người vào đối tượng của hứng thú. + Sự ghi nhớ nhanh và lâu những điều có quan hệ gần gũi với đối tượng này, trong hoạt động tưởng tượng phong phú, trong tư duy căng thẳng những vấn đề có liên quan đến đối tượng của hứng thú đó.

- Theo Sukina [32, tr.7]: “Hứng thú thể hiện ra trước mắt chúng ta như

là:

+ Xu hướng lựa chọn của các quá trình tâm lý của con người nhằm vào các đối tượng và hiện tượng của thế giới xung quanh.

+ Xu thế, nguyện vọng, nhu cầu của cá nhân muốn hiểu được một lĩnh vực hiện tượng cụ thể, một hoạt động xác định mang lại sự thỏa mãn cho cá nhân.

+ Nguồn kích thích mạnh mẽ tới tính tích cực cá nhân, do ảnh hưởng của nguồn kích thích này mà tất cả các quá trình tâm lý diễn ra khẩn trương, còn hoạt động thì trở nên say mê và đem lại hiệu quả.

+ Thái độ lựa chọn đặc biệt (không thờ ơ, bàng quan mà không tràn đầy những ý định tích cực, một cảm xúc trong sáng, ý chí tập trung)

đối với ngoại giới, đối với các đối tượng, quá trình”.

- Theo A.V.Daparogiet, hứng thú là khuynh hướng chú ý tới những đối tượng nhất định, là nguyện vọng tìm hiểu chúng càng tỉ mỉ càng hay.

Theo chúng tôi, hứng thú được biểu hiện ở các mặt sau: - Về mặt trí tuệ:

+ Luôn say mê, tích cực sáng tạo trong tìm hiểu nhận thức sự việc. + Có đầu óc tò mò khoa học, ham hiểu biết; sẵn sàng học hỏi và thường xuyên đặt câu hỏi để hiểu sâu vấn đề hơn.

+ Có nhu cầu vận dụng vào thực tiễn cuộc sống và thích làm những công việc khó.

- Về mặt ý chí:

+ Kiên nhẫn suy nghĩ, không ngại khó - sợ khổ, khắc phục khó khăn tìm hiểu vấn đề cho đến cùng.

+ Chịu khó tìm hiểu qua internet, các phương tiện thông tin đại chúng hay qua những người xung quanh để nâng cao tầm hiểu biết của mình về vấn

đề.

- Về mặt năng lực:

+ Phát triển mạnh mẽ và thể hiện rõ nét những năng lực thuộc lĩnh vực nhận thức như năng lực quan sát, năng lực tư duy, năng lực so sánh, năng lực tổng hợp, năng lực phân tích, năng lực khái quát hóa - trừu tượng hóa,…

- Về mặt tình cảm:

+ Rất hứng thú, phấn khởi trong quá trình tìm hiểu, biết phát huy sáng kiến hay cải tiến trong hoạt động.

+ Thích vượt qua những khó khăn và vui sướng, hạnh phúc khi biết thêm một kiến thức mới, vấn đề mới hay hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

- Về mặt kết quả:

+ Không nản chí khi gặp thất bại, biết rút ra bài học kinh nghiệm từ

những thất bại đó đểđi đến thành công.

+ Thường xuyên thành công trong công việc.

Một phần của tài liệu Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường Phổ thông (Trang 27 - 30)