Cách tìm kiếm và sử dụng

Một phần của tài liệu Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường Phổ thông (Trang 99 - 101)

c) Dự kiến phân tích các ý tưởng

2.3.3. Cách tìm kiếm và sử dụng

Kiến thức về hóa học rất hấp dẫn, lý thú nhưng cũng rất mênh mông, rộng lớn. Để có được những thông tin mới lạ về hóa học, giáo viên phải thường xuyên thu thập trên các báo, đài, internet và trao đổi với các đồng nghiệp. Các thông tin mới lạ rất nhanh bị lạc hậu vì thế giáo viên phải biết cách tìm kiếm, cập nhật thường xuyên.

- Với những thông tin trên các báo, đài, giáo viên nên ghi chép cẩn thận, có thể gạch dưới hay tô màu (đối với báo in) những ý chính, những nội dung liên quan đến bài giảng, kiến thức cần đề cập, giới thiệu cho học sinh. Những bài báo, thông tin mới lạ thường được trình bày rất dài nhưng thời gian trên lớp thì hạn chế. Để chủ động khi giới thiệu cho học sinh, giáo viên nên viết lại vắn tắt theo văn phong của mình giúp việc giới thiệu trôi chảy, ít tốn thời gian.

- Trong thời đại bùng nổ thông tin này, internet là nguồn tài nguyên, kho kiến thức khổng lồ cho chúng ta tìm kiếm, khai thác. Ngoài ra, internet liên tục được cập nhật vì vậy chúng ta có thể tìm thấy những thông tin mới lạ

nhất ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, để có được những thông tin cần thiết, có giá trị, người giáo viên có thể thực hiện theo các bước sau:

+ Bước 1: Tra cứu một trong những trang web hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin như http://www.google.com.vn, http://altavista.com và http://metacrawlwer.com (tìm kiếm phổ thông); http://sciseek.com, http://sciencedirect.com (tìm kiếm thông tin khoa học). Ngoài ra, chúng ta cũng có tham khảo những trang web khoa học của Việt Nam như: http://www.khoahoc.com.vn, các báo, tạp chí.

+ Bước 2: Đánh từ khóa cần tìm. Nên lưu ý: khi đánh tiếng Việt cần để

chế độ Unicode, nếu cần tìm cả cụm từ thì phải đặt trong dấu ngoặc kép, có thể kết hợp kí hiệu “+” (cộng), “-“ (trừ), “and” (và), “or” (hay), “not” (không), “near” (những trang web có các thành tố của từ khóa nằm gần nhau) để yêu cầu tìm kết hợp nhiều cụm từ trong cùng một trang web. Sau đó nhấn “search”.

+ Bước 3: Máy tính sẽ hiện lên những trang web có nội dung phù hợp với những từ khóa vừa đề ra. Giáo viên đọc lướt một số ý tóm tắt của những trang web và nhấp chuột vào trang mà chúng ta cảm thấy có những thông tin gần với nội dung đang cần tìm.

+ Bước 4: khi đọc một bài báo, giáo viên cần để ý xem nguồn cung cấp có đáng tin cậy không, độ chính xác của nội dung như thế nào. Nếu chọn được bài báo vừa ý, giáo viên cần lưu vào máy tính hoặc in ra làm tư liệu cho mình. + Bước 5: Tóm tắt ý chính, trình bày ngắn gọn theo văn phong của mình. Nên chú thích những ý quan trọng theo từng mức độ cần giới thiệu để

khi thời gian có nhiều, chúng ta trình bày đầy đủ, trọn vẹn nhưng khi sắp hết giờ, chúng ta cũng chủ động diễn đạt ngắn ngọn, súc tích mà vẫn đủ ý.

Khi đã có những thông tin hay, nếu giáo viên sử dụng không hợp lý thì cũng không thể đem lại hiệu quả tốt. Giáo viên cần kết hợp những thông tin

mới lạ với nội dung bài giảng để học sinh liên hệ kiến thức bài giảng và thực tế cuộc sống. Ngoài ra, vào thời gian rảnh rỗi cuối tiết học, giáo viên có thể

giới thiệu cho học sinh những thông tin mới để các em thấy được sự phát triển không ngừng của hóa học. Với những nội dung có nhiều thông tin hay, hấp dẫn, giáo viên có thể trình bày cho học sinh một thông tin hay nhất. Sau đó, giáo viên giao bài tập về nhà cho học sinh (có thể làm theo nhóm hoặc cá nhân) tìm kiếm những thông tin khác thuộc nội dung này và yêu cầu các em chọn lọc, trình bày vào một tờ giấy A4 để giờ học sau trao đổi với thầy cô, các bạn. Khi các em có dịp chia sẻ những hiểu biết của mình với bạn bè, thầy cô trong những buổi xemina, thảo luận nhóm nhỏ sẻ khiến các em ham thích tìm hiểu hơn.

Nếu giáo viên kết hợp sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học thì có thể truyền đạt đến cho học sinh những kiến thức hay nhất, hấp dẫn nhất. Nếu những thông tin mới lạ này có liên quan đến nội dung bài học thì các em sẽ có sự liên hệ dễ dàng, giúp bài học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Ngoài ra, giáo viên có thể cung cấp thông tin cho các em qua bản tin, những tờ rơi hay giới thiệu các nguồn kiến thức từ sách, báo, trang web… để các em tự tìm hiểu, khám phá.

Một phần của tài liệu Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường Phổ thông (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)