Cấu trúc của hứng thú

Một phần của tài liệu Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường Phổ thông (Trang 30 - 31)

Tiến sĩ tâm lý học N.G.Mavôzôva đã đưa ra quan niệm của mình về

cấu trúc của hứng thú gồm 3 yếu tốđặc trưng:

+ Cá nhân nhận thức được đối tượng đã gây ra hứng thú. + Có cảm xúc sâu sắc với đối tượng gây ra hứng thú.

+ Cá nhân tiến hành những hoạt động để vươn tới chiếm lĩnh đối tượng

đó.

Hứng thú liên quan đến việc người đó có xúc cảm thực sự với đối tượng muốn chiếm lĩnh, có niềm vui tìm hiểu và nhận thức đối tượng, có

động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động, tự nó lôi cuốn, kích thích hứng thú. Ngoài ra, những động cơ khác không trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động chỉ có tác dụng hỗ trợ cho sự nảy sinh và duy trì hứng thú chứ

không xác định bản chất hứng thú. Nhưng nếu chỉ nói đến mặt nhận thức thì mới là sự hiểu biết của con người đối với đối tượng. Còn khi nói đến mặt hành vi là chỉ đề cập đến hình thức biểu hiện bên ngoài, không thấy được xúc cảm, tình cảm của họ với đối tượng đó, có nghĩa là nội dung tâm lý của hứng thú tiềm ẩn bên trong. Hứng thú phải là sự kết hợp giữa nhận thức và xúc cảm tích cực và hành động, nghĩa là có sự kết hợp giữa sự hiểu biết về đối tượng với sự thích thú với đối tượng và tính tích cực hoạt động với đối tượng. Bất kỳ những hứng thú nào cũng là thái độ cảm xúc tích cực của chủ thể với đối

tượng. Nó là sự thích thú với bản thân đối tượng và với hoạt động với đối tượng. Nhận thức luôn là tiền đề là cơ sở cho việc hình thành thái độ.

Vậy ba yếu tố trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong cấu trúc hứng thú của cá nhân. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của hứng thú mà những yếu tố đó nổi lên nhiều hay ít. Xúc cảm là yếu tố không thể thiếu được trong hứng thú của cá nhân. Bởi vì khi cá nhân có hứng thú với đối tượng thì họ

mới tích cực muốn tìm hiểu nó để biết một cách rõ ràng và sâu sắc hơn. Nhưng nếu chỉ dừng ở mức độ xúc cảm với đối tượng thì chưa phải là hứng thú mà xúc cảm đó phải kết hợp với cá nhân về đối tượng. Để có hứng thú đối với đối tượng nào đó cần phải có các yếu tố trên. Nó có quan hệ mật thiết với nhau, tương tác lẫn nhau, trong cấu trúc hứng thú, sự tồn tại của từng mặt riêng lẻ không có ý nghĩa đối với hứng thú, không nói lên mức độ của hứng thú.

Một phần của tài liệu Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường Phổ thông (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)