2.2.2.1. Mục tiêu của chương
a.Về kiến thức
- HS biết: nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH các nguyên tố hóa học;
- HS hiểu: mối quan hệ giữa cấu hình e nguyên tử của nguyên tố hóa học với vị trí của nó trong BTH; sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong BTH; ý nghĩa của BTH.
b. Về kĩ năng
- HS có kĩ năng giải các bài tập liên quan đến quan hệ giữa vị trí và cấu tạo, giữa vị trí và tính chất, so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố khác;
- HS được rèn luyện trí thông minh, năng lực độc lập sáng tạo.
c. Về giáo dục tình cảm thái độ
- Giáo dục cho HS học tập một cách hệ thống và biết suy luận theo quy luật; - Góp phần hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho HS.
2.2.2.2. Hệ thống câu hỏi và bài tập a. Bài tập trắc nghiệm khách quan
1. Các nguyên tố xếp ở chu kỳ 6 có số lớp electron trong nguyên tử là: A. 3. B. 5. C. 6. D. 7.
2. Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố này có:
A.Số electron như nhau. B. Số lớp electron như nhau.
C. Số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau. D. Cùng số lớp electron s hay p
3. Theo qui luật biến đổi tính chất kim loại- phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì:
C. Phi kim mạnh nhất là flo D. Kim loại yếu nhất là xesi
4. Hãy cho biết 1 đại lượng nào dưới đây của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân?
A Số lớp electron B. Số electron ở lớp ngoài cùng C. Nguyên tử khối D. Số electron trong nguyên tử
5. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tốđược sắp xếp theo nguyên tắc gì? A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng
C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột
D. Cả A, B, C đều đúng
6. Khảo sát các nguyên tố trong cùng một chu kì, 1 kết luận nào sau đây không
hoàn toàn đúng?
A. Đi từ trái sang phải các nguyên tốđược xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
B. Tất cả các nguyên tốđều có số lớp electron bằng nhau và số hiệu nguyên tử tăng dần.
C. Mở đầu tất cả các chu kì bao giờ cũng là một kim loại kiềm, cuối là halogen và kết thúc là một khí hiếm.
D. Đi từ trái sang phải tính kim loại giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.
7. Oxit cao nhất của một nguyên tố nhóm VIA chứa 60% oxi về khối lượng. Hãy xác định nguyên tốđó.
A. S B. Se
C. Te D. Không xác định
8. Hai nguyên tố X và Y ở 2 nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn. X thuộc nhóm nhóm V. Ở trạng thái đơn chất, X và Y không phản ứng với nhau. Tổng số hạt proton trong hạt nhân X và Y bằng 23. Xác định hai nguyên tố.
9. A và B là hai nguyên tố trong cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tử A và B bằng 32. Hai nguyên tốđó là nguyên tố nào?
A. Mg; Ca B. Mn; N
C. K; Al D. Không xác định
10. Cho 4,4 gam một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp và đều thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với axit HCl dư thì thu được 3,36 lít khí hidro ởđktc. Hãy xác định 2 kim loại.
A. Mg; Ca B. Be; Mg C. Ca; Sr D. Mg, K
11. Cho hai nguyên tố X và Y ở 2 ô liên tiếp trong một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số proton bằng 27. Hãy xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
A. Ô13, chu kì 3, nhóm IIIA; Ô 14, chu kì 3, nhóm IVA B. Ô13, chu kì 4, nhóm IIIA; Ô 14, chu kì 4, nhóm IVA C. Ô13, chu kì 3, nhóm IIIB; Ô 14, chu kì 3, nhóm IVB D. Ô13, chu kì 3, nhóm IIA; Ô 14, chu kì 3, nhóm IIIA
12. 1. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự A. 11Na < 19K < 3Li. B. 19K > 11Na > 3Li. C. 3Li < 11Na < 19K. D. 11Na > 3Li > 19K. 2. Năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự
A. 19K < 11Na < 3Li. B. 19K > 11Na > 3Li. C. 3Li < 11Na < 19K. D. 11Na > 3Li > 19K. 3. Độ âm điện của các nguyên tố giảm dần theo thứ tự
A. 11Na < 19K < 3Li. B. 3Li > 11Na > 19K. C. 11Na > 3Li > 19K. D. 3Li < 11Na < 19K.
13. 1. Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều giảm dần năng lượng ion hóa thứ nhất: X (Z = 20), Y (Z = 14), A (Z = 6), B (Z = 8).
2. Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử: X (Z=12), Y (Z = 19), A (Z = 14), B (Z = 7).
A. B,A,X,Y B. Y,X,A,B C. Y,A,X,B D. B,X,A,Y 3. Độ âm điện của dãy các nguyên tố: X (Z = 11), Y (Z = 13), A (Z = 6), B (Z = 14) biến đổi theo chiều:
A. Tăng dần B. Vừa giảm vừa tăng C. Vừa tăng vừa giảm D. Giảm dần
14. Năng lượng ion hóa thứ nhất của oxi (Z = 8) nhỏ thua của nitơ (Z = 7), vì:
A. Điện tích hạt nhân nguyên tử của oxi lớn hơn của nitơ 1 đơn vị nhưng cấu hình e ngyên tử của của nitơ bền hơn
B. Đúng theo qui luật biến thiên năng lượng ion hóa trong một chu kì C. Bán kính nguyên tử của oxi lớn hơn của nitơ nên e của oxi dễ tách ta D. Lí do khác 3 lí do nêu ra
15. Cho các nguyên tố cùng thuộc chu kì 3: 11Na, 13Al và 17Cl.
1. Các giá trị bán kính nguyên tử của chúng (nm) trong 1 trường hợp nào sau đây là đúng?
A. Na 0,157; Al 0,125; Cl 0,099. B. Na 0,099; Al 0,125; Cl 0,157. C. Na 0,157; Al 0,099; Cl 0,125. D. Na 0,125; Al 0,157; Cl 0,099. 2. Các giá trị năng lượng ion hóa thứ nhất (kJ/mol) trong 1 trường hợp nào sau đây là đúng?
A. Na 1251 ;Al 578 ; Cl 497. B. Na 497 ;Al 1251 ; Cl 578. C. Na 1251 ;Al 497 ; Cl 578. D. Na 497; Al 578; Cl 1251. 3. Các giá trịđộ âm điện trong 1 trường hợp nào sau đây là đúng ?
A. Na 3,16; Al 1,61; Cl 0,93. B. Na 0,93; Al 1,61; Cl 3,16. C. Na 1,61; Al 0,93; Cl 3,16. D. Na 0,93; Al 3,16; Cl 1,61. 4. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự
A. Na < Al < Cl. B. Al > Na > Cl. C. Cl < Al < Na. D. Na > Al > Cl. 5. Tính phi kim của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự
A. Na < Al < Cl. B. Al > Na > Cl. C. Cl < Al < Na. D. Na > Al > Cl. 6. Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố là
A. Na2O; Al(OH)3, Cl2O5. B. Na2O; Al2O3, Cl2O7. C. Na2O2; Al2O3, Cl2O7. D. Na2O; Al2O3, Cl2O5.
7. Tính bazơ của các hiđroxit cao nhất của các nguyên tố giảm dần theo thứ tự A. NaOH < Al(OH)3 < HClO4. B. NaOH > Al(OH)3 > HClO3. C. NaOH > Al(OH)3 > HClO4. D. NaOH < Al(OH)3 < HClO2.
16. Từ Al (Z = 13) đến Ga (Z = 31), điện tích hạt nhân tăng 18 đơn vị, số e tăng 18 hạt (trong đó15e điền vào lớp thứ 3 và 3e điền vào lớp thứ 4), làm cho bán kính nguyên tử của Ga không lớn hơn của Al. Trong trường hợp này, yếu tố quan trọng hơn (ưu thế hơn) chi phối qui luật biến thiên bán kính nguyên tử là:
A. Sự tăng số lớp e B. Sự tăng số lượng e C. Sự tăng điện tích hạt nhân nguyên tử D. Yếu tố khác
17. Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét đúng là:
A. Q thuộc chu kì 3 B. X, A, M, Q thuộc 1 chu kì C. A, M, Q thuộc 1 chu kì D. M, Q thuộc chu kì 4
18. Cho biết trong các nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z các electron có mức năng lượng cao nhất được xếp vào các phân lớp để có cấu hình là: 2p3 (X); 4s1 (Y) và 3d1 (Z). Vị trí của các nguyên tố trên trong bảng hệ thống tuần hoàn là: A. X ở chu kì 2, nhóm VA,Y ở chu kì 4, nhóm IA, Z ở chu kì 3, nhóm IIIA B. X ở chu kì 2, nhóm VA, Y ở chu kì 4, nhóm IA, Z ở chu kì 4, nhóm IB C. X ở chu kì 2, nhóm VA, Y ở chu kì 4, nhóm IA, Z ở chu kì 4, nhóm IIIB D. X ở chu kì 2, nhóm IIIA, Y ở chu kì 4, nhóm IA, Z ở chu kì 4, nhóm IIIB
19. Hòa tan hết 0,3 g hỗn hợp 2 kim loại ở 2 chu kì liên tiếp của nhóm IA vào nước thì thu được 200 g dung dịch chứa 0,64 g bazơ. Hai kim loại đó và thể tích hidro bay ra (đktc) là: (cho 3Li = 7; 4Be = 9; 11Na = 23; 12Mg = 24; 19K = 39;
A. Mg, K; 0,112 lít B. Be, Na; 0,448 lít C. Li, Na; 0,224 lít D. Be, Na; 0,224 lít
20. Cấu hình electron nguyên tử nào là của nguyên tố kim loại chuyển tiếp?
A. 1s22s22p63s2 B. 1s22s22p63s23p6 4s1 C.1s22s22p63s23p6 4s2 D.1s22s22p63s23p6 3d104s2
21. Hòa tan hết 10 g hỗn hợp hai kim loại trong 200 ml dung dịch HCl 1,5M thấy tạo ra 2,24 lít khí hidro (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được số gam chất rắn khan là:
A. 17,10 g B. 18,10 g C. 15,10 g D. 20,75 g
22. 1. Nguyên tố R thuộc nhóm IIA, tạo được oxit cao nhất trong đó phần trăm khối lượng của R bằng 60,0%. Nguyên tố R có nguyên tử khối bằng
A. 40. B. 64. C. 32. D. 24.
2. Trong oxit cao nhất của nguyên tố X thuộc nhóm VIA, tỉ lệ khối lượng của X và oxi bằng 2 : 3. Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng
A. 79. B. 64. C. 32. D. 24.
23. Cho các nguyên tố A, B, C, D, E, F lần lượt có cấu hình electron như sau: A: 1s22s22p63s2 B: 1s22s22p63s23p64s1 C: 1s22s22p63s23p64s2 D: 1s22s22p63s23p5 E: 1s22s22p63s23p63d64s2 F: 1s22s22p63s23p1
Các nguyên tố nào thuộc cùng thuộc một nhóm A? A. (B, E) ; (A, B, F) B. B, E
C. A, C D. A, B, F
24. Khi cho 4,60 gam kim loại M thuộc nhóm IA tác dụng hết với nước thấy có 2,24 lít khí thoát ra (đktc). Nguyên tử khối của M bằng
25. Cho 11,70 gam kim loại M thuộc nhóm A tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 3,36 lít khí thoát ra (đktc). Nguyên tử khối của M bằng
A. 23. B. 24. C. 39. D. 40.
26. Nguyên tố X thuộc nhóm VIIA, trong nguyên tử có 52 hạt các loại (p, e, n). Cấu hình electron của nguyên tử X là
A.1s22s22p63s23p54s24p5. B.1s22s22p63s23p3. C.1s22s22p63s23p5. D.1s22s22p5.
27. Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIIA. Cấu hình electron của nguyên tử X là A. 1s22s22p63s23p3 B. 1s22s22p63s2.
C. 1s22s22p63s23p5 D. 1s22s22p63s23p63d5
28. Khi hòa tan hoàn toàn 2,3 gam natri vào nước được dung dịch X. Để trung hòa dung dịch C cần bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 0,1 M ?
A. 250 ml B. 500 ml C. 750 ml D. 1000 ml
29. Hòa tan 6,2 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp trong nước dư thu được 2,24 lít khí hiđro (đktc). Để trung hòa dung dịch thu được sau phản ứng cần
A. 500 ml dung dịch HCl 1M. B. 500 ml dung dịch H2SO4 0,1M. C. 500 ml dung dịch H2SO4 0,2M. D. 500 ml dung dịch H2SO4 1,5M.
30. 1. Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức tổng quát là R2O5, hợp chất khí của nó với hidro có phần trăm khối lượng R bằng 82,35%. Nguyên tố R là
A. P B. N C. As D. Sb
2. Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố có công thức RH4, oxit cao nhất của nguyên tố này chứa 53,33 % oxi về khối lượng. Nguyên tố này là:
A. Chì (A = 207) B. Cacbon (A = 12) C. Clo (A = 35,5) D. Silic (A = 28)
b. Bài tập tự luận
1. Tại sao Li được xếp trước B; Li và Na không được xếp cùng chu kì 2; Li và Na được xếp cùng nhóm IA?
a. Tăng dần tính kim loại;
b. Giảm dần bán kính nguyên tử; c. Giảm dần độ âm điện.
3. a. Gọi tên nguyên tố X trong chu kì 3 và viết cấu hình e nguyên tử của X, biết rằng năng lượng ion hóa (I) có các giá trị sau (kj/mol):
I1 I2 I3 I4 I5 I6
1012 1903 2910 4956 6278 22230 b. Viết công thức hợp chất khí với H (nếu có); oxit cao nhất và hidroxit tương
ứng của X. Oxit và hidroxit này có tính axit hay bazơ? So sánh tính axit, bazơ của chúng với oxit cao nhất và hidroxit tương ứng của nguyên tố Y ở chu kì 3, nhóm VIIA.
4. Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hidro có 5,885% H về khối lượng. Xác định nguyên tốđó. (ĐS S = 32)
5. Nguyên tố A có cấu hình e ngoài cùng là: 3d54s2 a. Hãy xác định vị trí của A trong bảng tuần hoàn.
b. Có thể suy ra những tính chất hóa học cơ bản nào của A?
6. A và B là 2 nguyên tố thuộc 2 chu kì nhỏ, cùng một nhóm. Tổng số proton trong nguyên tử 2 nguyên tố là 24. Tìm A; B. (ĐS O; S)
7. Cho 4,4 g hỗn hợp gồm 2 kim loại ở 2 chu kì liên tiếp và đều thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng hết với dd HCl thì thu được 3,36dm3 khí hidro (đktc). a. Tìm 2 kim loại trên. (ĐS Mg và Ca)
b. Hãy tính số gam muối thu được (giải bằng nhiều cách khác nhau). (ĐS 15,05g)
8. Trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, bán kính nguyên tử của các nguyên tốtăng hay giảm dần? Giải thích.
9. Trong một nhóm A, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, bán kính nguyên tử của các nguyên tốtăng hay giảm dần? Giải thích.
* Theo số liệu hình 1.2 trang 45 sgk, nguyên tử Al và nguyên tử Ga có bán kính bằng nhau. Hãy giải thích tại sao có trường hợp bất thường này.
10. Trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, năng lượng ion hóa nói chung của nguyên tử các nguyên tốtăng hay giảm dần? Giải thích.
* Theo số liệu bảng 2.2 trang 46 sgk, có trường hợp nào không tuân theo qui luật chung nói trên? Giải thích trường hợp bất thường đó.
11. Trong một nhóm A, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, năng lượng ion hóa nói chung của nguyên tử các nguyên tốtăng hay giảm dần? Giải thích.
* Theo số liệu bảng 2.2 trang 46 sgk, có trường hợp nào không tuân theo qui luật chung nói trên? Giải thích trường hợp bất thường của Al và Ga.
12. Trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tốtăng hay giảm dần?
13. Trong một nhóm A, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tốtăng hay giảm dần?
14. Oxit cao nhất của một nguyên tố nhóm VIA chứa 60% oxi về khối lượng. Hãy xác định nguyên tố và viết cấu hình e nguyên tử nguyên tốđó. (ĐS S)
15. Hai nguyên tố X và Y ở 2 nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn. X thuộc nhóm nhóm V. Ở trạng thái đơn chất, X và Y không phản ứng với nhau. Tổng số hạt proton trong hạt nhân X và Y bằng 23. Xác định hai nguyên tố và viết cấu hình e nguyên tử của chúng. (ĐS N và S)
16. A và B là hai nguyên tố trong cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tử A và B bằng 32. Hai nguyên tốđó là nguyên tố nào? (ĐS Mg; Ca)