Ví dụ khi dạy bài “SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC”, GV có thểkiểm tra bài cũ thông qua câu hỏi: - Viết cấu hình e dạng ô lượng tử của nguyên tử các nguyên tố Mg (Z = 12), Al (Z = 13), N (Z = 7), O (Z = 8). So sánh độ bền của cấu hình e của Mg với Al; của N với O.
Trong phần nghiên cứu tài liệu mới, có thể sử dụng các câu hỏi để tạo tình huống có vấn đề, như:
- Trong một nhóm A, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng hay giảm dần? Giải thích? Theo số liệu hình 1.2 trang 45 sgk, nguyên tử Al và nguyên tử Ga có bán kính bằng nhau. Hãy giải thích tại sao có trường hợp bất thường này? Gợi ý: từ Al đến Ga, điện tích hạt nhân tăng thêm bao nhiêu đơn vị và các e được điền thêm vào lớp nào?
- Trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, năng lượng ion hóa nói chung của nguyên tử các nguyên tố tăng hay giảm dần? Giải thích? Gợi ý: I1 phụ thuộc vào lực liên kết giữa hạt nhân và e lớp ngoài cùng, mà lực liên kết này phụ thuộc chủ yếu vào:
- Điện tích hạt nhân nguyên tử - Khoảng cách giữa e và hạt nhân
Theo số liệu bảng 2.2 trang 46 sgk, có trường hợp nào không tuân theo qui luật chung nói trên? Giải thích trường hợp bất thường đó? Gợi ý: Căn cứ vào cấu hình e nguyên tửđể giải thích.
- Trong một nhóm A, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, năng lượng ion hóa nói chung của nguyên tử các nguyên tố tăng hay giảm dần? Giải thích? Theo số liệu bảng 2.2 trang 46 sgk, có trường hợp nào không tuân theo qui luật chung nói trên? Giải thích trường hợp bất thường của Al và Ga?
Phần củng cố, GV có thể sử dụng câu hỏi: Cho các nguyên tố A (Z = 11), B (Z = 19), X (Z = 16), Y (Z = 8). Nếu sắp xếp theo chiều năng lượng ion hóa tăng dần thì sắp xếp đúng là:
A. A, X, B, Y B. X, Y, A, B C. Y, X, A, B D. B, A, X, Y