Chương 8: Chất l-ợng hàn và cấu tạo mũi cọc
3.3.1. Yêu cầu chung
Việc giám sát phải dựa vào công nghệ thi công và ch-ơng trình đảm bảo chất l-ợng đã duyệt. Trong ch-ơng trình đảm bảo chất l-ợng thi công của nhà thầu cần thể hiện chi tiết ở 3 khâu quan trọng sau:
Công nghệ tạo lỗ (đào, đóng, khoan, ép), cách giữ thành lỗ cọc (ống chống suốt chiều dài cọc hoặc dung dịch) và chất l-ợng lỗ (đúng vị trí, không nghiêng quá trị số cho phép, cặn lắng ở đáy lỗ đ-ợc thổi rửa sạch đúng yêu cầu);
Chế tạo, lắp lồng cốt thép và giữ lồng thép ổn định trong quá trình đổ bê tông;
Khối l-ợng bê tông, chất l-ợng và công nghệ đổ bê tông. Về mặt quản lý và kiểm tra chất l-ợng cọc thì chia làm 2 giai đoạn: tr-ớc khi thành hình cọc và sau khi đã thi công xong cọc. Chỉ tiêu cần phải kiểm tra và đánh giá gồm có:
Chất l-ợng lỗ cọc tr-ớc khi đổ bê tông;
Chất l-ợng và khối l-ợng bê tông đổ vào cọc;
Lồng cốt thép trong lỗ cọc (sự liên tục, nghiêng lệch, trồi...);
Chất l-ợng sản phẩm (tình trạng, kích th-ớc thân cọc và sức chịu tải của cọc)
Nếu dùng dung dịch sét (hoặc hoá phẩm khác) để ổn định thành lỗ cọc thì cần phải quản lý chất l-ợng dung dịch này về các mặt:
Chế tạo dung dịch đạt tiêu chuẩn đã đề ra;
Điều chỉnh dung dịch (mật độ và độ nhớt.. .) theo điều kiện địa chất công trình - địa chất thuỷ văn và công nghệ khoan cụ thể;
Hệ thống thiết bị để kiểm tra chất l-ợng dung dịch tại hiện tr-ờng.