GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY LICOGI

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kỹ thuật nền móng và xây dựng 20 (Trang 69 - 70)

- Phòng Kế toánTài chính của Công ty luôn có sự kết hợp chặt chẽ với phòng Kế hoạch và phòng Cơ giới để nắm vững tình trạng kỹ thuật, thời gian

3.3GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY LICOGI

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xây lắp như hiện nay, phải đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ là việc làm cần thiết. Tuy nhiên khi đầu tư đổi mới trang thiết bị, Công ty nên chú ý tới việc tạo cơ cấu TSCĐ hợp lý. TSCĐ của Công ty hiện nay chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn đi vay, việc đầu tư TSCĐ bằng nguồn vốn vay này có ưu điểm chiếm dụng được vốn trong thời gian dài, tuy nhiên phải trả chi phí sử dụng vốn, phụ thuộc lãi suất cho vay và hạn mức tín dụng của các ngân hàng thương mại, Công ty phải đối mặt với việc trả nợ vay khi đến hạn. Song việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để đầu tư trang thiết bị sẽ là một phương án tốt nếu Công ty biết tận dụng một cách hợp lý. Công ty có thể đầu tư tài sản từ các nguồn vốn như: Vốn chủ sở hữu, vốn vay dài hạn, vốn liên doanh liên kết. Mỗi nguồn vốn có ưu điểm, nhược điểm riêng. Nếu TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn tự có sẽ an toàn hơn và không phải trả chi phí sử dụng vốn, tuy nhiên sẽ không làm tăng vòng quay sử dụng của vốn. Nếu TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn liên doanh liên kết là cơ hội để Công ty đổi mới công nghệ, tiếp thu công nghệ tiên tiến, hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp khác trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Những định hướng cơ bản trong việc khai thác, tạo lập các nguồn vốn cố định là phải đảm bảo khả năng tự chủ của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế và phân tán rủi ro, phát huy tối đa ưu điểm của các nguồn vốn được huy động. Mặt khác, TSCĐ của Công ty không phải lúc nào cũng trong tình trạng sử dụng. Do vậy, Công ty có thể cho các Công ty khác thuê tài sản trong thời gian nhàn rỗi, chưa được đưa vào thi công phục vụ công trình. Việc làm này vừa tiết kiệm được chi phí bảo quản tài sản mà mang lại nguồn thu nhập cho Công ty. Tuy

nhiên khi cho thuê tài sản, Công ty cần có hợp đồng chặt chẽ ràng buộc trách nhiệm với bên đi thuê.

3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY LICOGI 20

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kỹ thuật nền móng và xây dựng 20 (Trang 69 - 70)