Hoàn thiện kế toán tính giá thành phẩm xuất kho

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần Dệt 10/10 (Trang 80 - 83)

- Doanh thu NĐ không chịu thuế 17.766.369

THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/

3.2.2. Hoàn thiện kế toán tính giá thành phẩm xuất kho

Trong viêc xác định giá vốn thành phẩm xuất kho, Công ty hiện đang áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Đây là một phương pháp dễ sử dụng, tính toán đơn giản nhưng kế toán không đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời và công việc tính toán được dồn lại ngày cuối quý gây vất vả cho Kế toán trưởng. Vì thế, với đặc thù của Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm tiêu dùng thường ít xảy ra biến động về giá cả giữa các kỳ hạch toán; vì thế, Công ty nên sử dụng phương pháp giá hạch toán để ghi nhận giá vốn thành phẩm xuất kho đi tiêu thụ. Đơn giá hạch toán có thể xác định là đơn giá thực tế thành phẩm xuất kho cuối quý trước để đảm bảo độ chệnh lệch ít so với giá thành thực tế. Khi dùng phương pháp này, trên các sổ theo dõi

Đ Th Phương Nga - Kế toán 47C

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công

thành phẩm sẽ có thêm cột đơn giá hạch toán và cột giá trị thành phẩm xuất kho theo giá hạch toán.

Cuối quý, sau khi tính được tổng giá trị thực tế thành phẩm nhập trong kỳ, kế toán tính ra hệ số giá thành phẩm cho tất cả các mặt hàng theo công thức sau:

Hệ số giá Giá thực tế TP tồn đầu kỳ + Giá thực tế TP nhập trong kỳ thành phẩm Giá hạch toán TP tồn đầu kỳ + Giá hạch toán TP nhập trong kỳ

Sau đó, kế toán căn cứ vào hệ số giá thành phẩm để xác định giá trị thực tế thành phẩm xuất kho trong kỳ cho từng mặt hàng theo công thức:

Giá trị thực tế Giá hạch toán TP Hệ số giá

TP xuất kho xuất kho thành phẩm

Cột giá trị thực tế sẽ được bổ sung vào chứng từ, sổ sách và được tập hợp để ghi vào Sổ tổng hợp theo giá thực tế thành phẩm xuất kho tiêu thụ.

Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh chính xác giá trị thành phẩm xuất kho do đơn giá hạch toán là giá thực tế cuối kỳ liền trước, giá vốn hàng bán được ghi chép kịp thời nhưng cũng có nhược điểm đó là tính toán phức tạp hơn so với phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ; mặc dù vậy, với sự trợ giúp của máy tính điện tử, công việc này không còn là trở ngại đối với các kế toán.

Ngoài ra, trong việc quản lý, theo dõi thành phẩm xuất kho, Công ty nên có sự phân biệt giữa hai kho nội địa và xuất khẩu.Công ty nên có biện pháp theo dõi từng thành phẩm cụ thể riêng của từng kho (bởi thành phẩm của hai kho có sự khác biệt về mẫu mã, chất lượng, giá trị ...) để có thể xem xét, đánh giá tình hình SX cũng như tiêu thụ của từng thị trường.

Bên cạnh đó, trong hạch toán chi tiết thành phẩm Công ty nên mở Sổ chi tiết thành phẩm (Biểu số 3 – 1) để theo dõi về số lượng cũng như giá trị thành phẩm nhập, xuất, tồn kho trong kỳ. Việc theo dõi thành phẩm được thực hiện đầy đủ, ghi chép trên ít sổ hơn. Công ty có thể hợp nhất hai bảng: Bảng cân đối thành phẩm với Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho thành phẩm chỉ sử dụng Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho thành phẩm. Dựa trên Sổ chi tiết thành phẩm, Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, kế toán viên sẽ tiến hành lập Bảng kê số 8.

Đ Th Phương Nga - Kế toán 47C

81

=

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công

Nếu việc hạch toán thành phẩm được giao cho một nhân viên kế toán thực hiện, khi đó chỉ cần mở Sổ chi tiết thành phẩm để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho về hai chỉ tiêu số lương, giá trị. Đến cuối kỳ, kế toán chỉ phải tiến hành lập Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, có thể giảm bớt việc lập Bảng cân đối thành phẩm và Sổ theo dõi nhập kho thành phẩm.

Sổ chi tiết thành phẩm có thể được thiết kế theo mẫu sau:

Đ Th Phương Nga - Kế toán 47C

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Công

Biểu số 3 – 1:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần Dệt 10/10 (Trang 80 - 83)

w