- Trưởng phòng Kiểm soát Nội bộ và Anh Phạm Thành Văn - Trưởng phòng Giao dịch và Dịch vụ
Năm 2011 là giai đoạn nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt đối với các công ty chứng khoán tại Việt Nam. Môi trường kinh doanh khắc nghiệt đã sàng lọc và loại bỏ các định chế tài chính trung gian yếu kém, dẫn đến nhiều công ty chứng khoán trên đà phá sản, phải thu hẹp hoặc từ bỏ các hoạt động nghiệp vụ chính. Trong bối cảnh như vậy, HSC vẫn giữ được đà tăng trưởng vững chắc và vươn lên khẳng định vị trí công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam với kết quả lợi nhuận cao nhất trong số 105 công ty chứng khoán trên cả nước. Chìa khóa của thành công này là sự kết hợp giữa việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào quản trị doanh nghiệp và sự am hiểu sâu sắc về thị trường. HSC luôn đặt mục tiêu mang lại những tiện ích ưu việt nhất cho khách hàng trong khuôn khổ kiểm soát chặt chẽ quy trình hoạt động, quản lý và hạn chế tối đa các rủi ro có thể phát sinh gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cũng như kết quả đầu tư của khách hàng.
Hệ thống quản lý rủi ro tại HSC được thiết lập bao gồm: quản lý rủi ro thị trường, quản lý rủi ro về quy trình vận hành, quản lý rủi ro về tín dụng và quản lý rủi ro về pháp lý. Thực tế đã chứng minh đây là thành trì vững chắc, kiểm soát được các rủi ro từ nhiều phương diện, bảo vệ thành quả hoạt động của HSC trong những năm qua.
• Quản lý rủi ro thị trường đối với hoạt động
tự doanh: tại HSC các hoạt động đầu tư đều phải tính toán rủi ro thua lỗ trong phạm vi cho phép và tuyệt đối tuân thủ giới hạn này. Việc đầu tư được phân cấp quyết định với cấp cao nhất là Hội đồng Đầu tư bao gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và thành viên Hội đồng Quản trị. Những đề xuất đầu tư từ các bộ phận nghiệp vụ, tùy vào giá trị thương vụ sẽ được trình lên các cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định. Mô hình đầu tư có tính tổ chức và tính kỷ luật cao đã giúp HSC tránh được những thua lỗ nặng nề từ tự doanh như nhiều công ty chứng khoán khác khi thị trường giảm sâu và kéo dài trong thời gian qua.
• Quản lý rủi ro về quy trình vận hành: HSC
thường xuyên có các cuộc họp định kỳ giữa Khối Kinh doanh và các Phòng ban hỗ trợ để xem xét phân tích những rủi ro có khả năng phát sinh trong quy trình nghiệp vụ chứng khoán: dịch vụ chuyển tiền, rút tiền, giao dịch chứng khoán, giao dịch ký quỹ, đăng ký quyền mua...
Áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào quản trị quốc tế vào quản trị doanh nghiệp và sự am hiểu sâu sắc về thị trường
47
Quản lý Rủi ro
• Quản lý rủi ro về tín dụng: được
điều chỉnh thường xuyên căn cứ theo điều kiện thị trường. Hệ thống công nghệ thông tin tại HSC được trang bị những công cụ hữu hiệu nhằm phát hiện và cảnh báo ngay những rủi ro có thể xảy ra, cập nhật theo các thay đổi trên thị trường. Hệ thống có chức năng kiểm soát tự động hạn mức và số dư tín dụng đối với từng khách hàng, từng mã chứng khoán. Ngoài ra, HSC còn có bộ phận giám sát và thẩm định các giao dịch đặc biệt như giao dịch thỏa thuận lô lớn, giao dịch mua bán chứng khoán ký quỹ, những chứng khoán ít thanh khoản, rủi ro cao … Hệ thống của HSC phân loại các giao dịch đặc biệt này và chuyển sang bộ phận giám sát để theo dõi xử lý kịp thời những giao dịch mang tính bất thường. Những vấn đề liên quan đến tín dụng với các khoản thanh toán có trị giá lớn theo mức quy định phải được Hội đồng Tín dụng bao gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và thành viên Hội đồng Quản trị thông qua.
• Quản lý rủi ro về pháp lý: bộ phận
Pháp lý và Kiểm soát nội bộ của HSC có chức năng rà soát các quy định, chính sách về rủi ro và kiểm tra, giám sát đảm bảo việc tuân thủ quy trình, quy định của các bộ phận trong công ty được thực hiện thường xuyên và đúng đắn. Ngoài ra chức năng kiểm soát nội bộ không chịu sự chi phối của bất cứ phòng ban nào kể cả các khối kinh doanh và các bộ phận trong khối hỗ trợ. Bộ phận Kiểm soát nội bộ có quyền hạn kiểm tra kể cả các chức năng quản lý rủi ro của các nghiệp vụ khác như tín dụng, kế toán, giao dịch dịch vụ. Kiểm soát nội bộ báo cáo trực tiếp lên Tổng Giám đốc và thường xuyên cập nhật các kết quả kiểm tra với Tổng Giám đốc.
Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quản lý rủi ro của HSC được xây dựng theo chuẩn mực quốc tế, đảm bảo không phát sinh mâu thuẫn lợi ích giữa các bộ phận:
• Tách biệt hoạt động giữa khối kinh
doanh và khối hỗ trợ.
• Tách biệt hoạt động tự doanh với
hoạt động môi giới và hoạt động bảo lãnh phát hành.
• Bộ phận Quản lý rủi ro tín dụng
hoạt động một cách độc lập, không chịu bất kỳ sự tác động ảnh hưởng nào của khối kinh doanh. Việc quyết định hạn mức tín dụng cho khách hàng được điều chỉnh theo thị trường, căn cứ theo đánh giá rủi ro khách quan của các bộ phận độc lập chứ không chỉ theo nhu cầu đề xuất từ khối môi giới.
• Áp dụng cùng 1 tiêu chuẩn đồng
nhất về quản lý rủi ro cho tất cả các khách hàng và trên toàn quốc. Hệ thống quản lý rủi ro tại HSC với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, bao gồm hai đặc tính nổi bật là “phân cấp” và “tập trung”. Phân cấp cho phép quản lý rõ ràng theo từng vị trí chức năng, từ cấp cao nhất đến các nhân viên môi giới, đảm bảo an toàn hệ thống và bảo mật thông tin. Tập trung thể hiện khả năng kiểm soát, quản lý rủi ro trên toàn hệ thống từ một đầu mối cao nhất. Hai đặc tính này kết hợp thống nhất với nhau tạo nên một cơ chế chủ động, linh hoạt và an toàn.
HSC luôn nhận thức việc quản lý rủi ro là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển vững mạnh của công ty, đồng thời bảo vệ khách hàng hạn chế những thiệt hại, qua đó đem lại những lợi ích tốt nhất cho các cổ đông, khách hàng, nhân viên… là những người bạn đồng hành luôn gắn bó và phát triển cùng HSC.