Thực trạng lạm phát năm 2009:

Một phần của tài liệu luận văn thực trạng lạm phát và hiệu quả của chính sách kiềm chế lạm phát ở việt nam giai đoạn 1986 - 2010 (Trang 34 - 38)

3. Giai đoạn 3 (2009 – nay):

3.1.2. Thực trạng lạm phát năm 2009:

Biểu đồ 1: Biểu đồ diễn biến CPI năm 2009

Nguồn: Tổng cục thống kê

CPI năm 2009 có mức tăng chậm hơn so với các năm trước, khơng có những đột biến lớn, không bất thường về quy luật. Lạm phát cả năm 2009 được cơng bố chính thức là 6.88% và thấp hơn mục tiêu 7%.

Trong tháng 1/2009 CPI lên nhẹ 0,32%, chủ yếu do yếu tố tâm lý, người tiêu dùng chấp nhận giá cao hơn trong tháng giáp Tết Nguyên đán. Sang tháng hai, CPI tăng 1,17% do vào dịp Tết Kỷ Sửu và rằm tháng Giêng kéo giá lương thực, thực phẩm và nhiều loại hàng hóa, dịch vụ đồng loạt lên mức cao. Sang tháng 3 thì CPI hạ nhiệt cịn -0,17%.

Giá xăng dầu đã tăng 7 lần liên tiếp cho đến ngày 30/8 chốt lại mặt bằng giá mới ở mức xăng A92 có giá bán 15.700 đồng/lít. Tháng 10 giảm nhẹ và ngày 20/11 giá xăng A92 tăng thêm 800 đồng/lít.

Chỉ số giá USD đã tăng 10,7% trong vịng 1 năm, tính đến tháng 12/2009 gây áp lực rất lớn lên giá hàng hóa nhập khẩu và các mặt hàng sử dụng nguyên liệu nhập khẩu. Có 10/11 nhóm hàng hố và dịch vụ tăng giá, chỉ một nhóm giảm giá là nhóm Bưu chính viễn thơng giảm 5,27%.

Nhóm hàng tăng giá mạnh nhất là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 11,02%, so với mức tăng chung 5,07%.

3.1.3. Chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ

- Thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát; bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá, đặc biệt các hàng hoá là đầu vào của sản xuất và tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân. Tăng cường kiểm soát thị trường, đồng thời xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối để bảo đảm cung ứng hàng hoá với giá cả hợp lý, nhất là hàng tiêu dùng thiết yếu và tại những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

- Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm sốt có hiệu quả việc nhập khẩu để giảm tỷ lệ nhập siêu. Tháo gỡ các trở ngại liên quan đến xuất khẩu để giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam

- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

- Chính phủ VN đã áp dụng một loạt biện pháp kích thích tài chính như: + Cắt giảm tạm thời 30% tỷ lệ thuế DN cho các DNNN.

+ Hỗ trợ thêm tài chính cho các hộ nghèo.

+ Hỗ trợ lãi suất 4% và thúc đẩy việc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.

Cụ thể gói kích cầu của Chính phủ năm 2009:

- “Liệu pháp kích cầu” về bản chất là việc Nhà nước chủ động tác động tích cực tới tổng cung và tổng cầu xã hội một cách thống nhất, có tổ chức và có chủ đích, theo hướng khuyến khích đầu tư và mở rộng quy mơ tiêu dùng; kích hoạt và tăng động lực phát triển kinh tế trong bối cảnh có sự suy giảm các động lực phát triển kinh tế do các khó khăn về nguồn vốn và thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp, nhất là khu vực kinh tế tư nhân...

- Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế tồn cầu năm 2009, sự xuất hiện các “gói kích cầu” này là phổ biến ở các quốc gia, các tổ chức khu vực và quốc tế như IMF, EU, ASEAN, với quy mô ngày càng tăng, từ hàng ngàn tỷ

USD như ở Mỹ, hàng trăm tỷ USD như ở Nhật, Trung Quốc, Nga và các nước thành viên EU…

- Trong năm 2009 Chính phủ sẽ triển khai 2 gói kích cầu:

+ Gói kích cầu thứ nhất trị giá 17. 000 tỷ đồng đã được Chính phủ quyết định thơng qua và sớm được giải ngân nhanh chóng để hỗ trợ 4% lãi suất vay ngân hàng thương mại cho các khoản vay ngắn hạn dưới 1 năm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng, sử dụng không quá 300 công nhân, không nợ đọng thuế và nợ tín dụng q hạn …

+ Tiếp đó, gói kích cầu thứ hai cũng đã được cơng bố với quy mô lớn hơn, thời hạn cho vay dài hơn (tới 2 năm), điều kiện nới lỏng hơn (doanh nghiệp và cả HTX có vốn dưới 20 tỷ đồng, sử dụng dưới 500 lao động, có thể nợ thuế và tín dụng q hạn nhưng có dự án phù hợp vẫn được xét cho vay) và lĩnh vực cho vay cũng mở rộng hơn…

- Sử dụng các chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng trong năm này làm bội chi ngân sách tăng cao, điều này có khả năng tác động tới tình hình tái lạm phát trong năm 2010. Và để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, Chính phủ VN đã vay 500 triệu USD từ ADB

3.1.4. Hiệu quả của chính sách kiềm chế lạm phát năm 2009:

Giá tiêu dùng năm 2009 tương đối ổn định, ngoài tháng 2 và tháng 12 có chỉ số giá tiêu dùng tăng trên 1%, các tháng còn lại giảm hoặc tăng thấp hơn 1% nên chỉ số giá tiêu dùng tháng 12-2009 so với tháng 12-2008 tăng 6,52%, thấp hơn mục tiêu 7% mà Quốc hội đã thơng qua. Chỉ số giá tiêu dùng bình qn năm 2009 tăng 6,88% so với năm 2008, thấp nhất trong 6 năm trở lại đây (chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2004 tăng 7,71%; năm 2005 tăng 8,29%; năm 2006 tăng 7,48%; năm 2007 tăng 8,3%; năm 2008 tăng 22,97%). Có thể nói lạm phát năm 2009 nằm trong dự tính và kiểm sốt được lạm phát là một thành công của Việt Nam trong năm này. Đạt được kết quả này cũng nhờ vào việc triển khai chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ đạt hiệu quả. Thành cơng đó càng đặc biệt hơn khi đi đôi với tốc độ tăng trưởng kinh tế 5,2% và thất nghiệp không tới mức nguy hiểm như dự đoán những tháng đầu năm trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động tiêu cực tới nền kinh tế nước ta.

Gói kích cầu trước hết có hiệu ứng tâm lý tích cực, làm tăng tức thời lịng tin

của các doanh nghiệp, các ngân hàng và nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào trách nhiệm của Nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, cũng như tin vào triển vọng thị trường và môi trường đầu tư trong nước.

Gói kích cầu đã trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn

ngân hàng với chi phí rẻ hơn, từ đó giảm bớt chi phí kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng cạnh tranh và tăng tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ trên thị trường; giúp các ngân hàng cải thiện hoạt động huy động vốn và cho vay tín dụng của mình, một mặt, không phải hạ thấp lãi suất huy động dễ gây giảm và biến động mạnh nguồn tiền gửi và huy động; mặt khác, mở rộng đầu ra nhờ không buộc phải nâng lãi suất cho vay dễ làm thu hẹp cầu tín dụng trên thị trường.

Sự ổn định và hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng trong khi gia tăng dòng tiền vào thị trường là điều kiện tiên quyết cho sự ổn định kinh tế vĩ mô và gia tăng các hoạt động đầu tư xã hội, mà bài học khủng hoảng tài chính ở Mỹ hiện đang là bài học đắt giá nóng hổi.

Hơn nữa, gói kích cầu cịn trực tiếp góp phần gia tăng các hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo nền tảng và động lực của sự phát triển xã hội cả hiện tại, cũng như tương lai.

Nhiều doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ kịp thời của gói kích cầu đã có thêm cơ hội giữ vững và mở rộng sản xuất, từ đó góp phần giảm bớt áp lực thất nghiệp và đảm bảo ổn định xã hội.

Những hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại quốc gia được tài trợ từ gói kích cầu nếu thực hiện có hiệu quả sẽ có tác động tích cực đến việc tăng dịng vốn chảy vào và mở rộng thị trường đầu ra cho doanh nghiệp và nền kinh tế, từ đó trực tiếp góp phần vào phát triển kinh tế -xã hội đất nước..

Bên cạnh những tác động tích cực trên, sự lạm dụng và sử dụng khơng hiệu quả các gói kích cầu sẽ có thể gây ra một số hậu quả, chẳng hạn, khi các dự án vay đầu tư có chất lượng thấp hoặc triển khai kém, giải ngân không đúng mục đích, sẽ làm thất thốt, lãng phí các nguồn vốn vay, gia tăng gánh nặng nợ nần và các hiện tượng “đầu cơ nóng” gây hệ quả xấu cho cả Chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng và xã hội nói chung.

Sử dụng khơng hiệu quả các gói kích cầu sẽ làm tổn hại đến sức cạnh tranh của nền kinh tế nếu việc cho vay thiên về quy mô và thành tích (tức là góp phần níu kéo, duy trì cơ cấu kinh tế, cũng như cơ cấu sản phẩm và thị trường kinh doanh lạc hậu, kém hiệu quả) đồng thời, làm gia tăng hoặc kéo dài tình trạng bất bình đẳng thị trường giữa các loại hình doanh nghiệp, khu vực kinh tế và các địa phương nếu khơng tn thủ tốt các ngun tắc minh bạch và bình đẳng trong triển khai các gói kích cầu.

Đặc biệt, về trung hạn, nếu kéo dài quá lâu “liệu pháp kích cầu” và sử dụng khơng hiệu quả gói kích cầu có thể khiến gia tăng tích tụ về mất cân đối hàng –tiền và vi phạm nghiêm trọng quy luật lưu thông tiền tệ.

Tóm lại, về tổng thể và cơ bản, “liệu pháp kích cầu” có nhiều tác động tích cực hơn tiêu cực, đặc biệt các gói kích cầu có ý nghĩa lịch sử nhất định trong quá trình phát triển và quản lý kinh tế-xã hội đất nước, nhất là trong các tình huống khẩn cấp và đặc biệt …

3.2. Tổng quan về lạm phát 6 tháng đầu năm 2010:3.2.1. Nguyên nhân: 3.2.1. Nguyên nhân:

 Sự tăng giá của các mặt hàng do các khoản chi phí đầu vào tăng thêm như: sự tăng giá của tiền lương (Năm 2010 điều chỉnh tăng lương tối thiểu từ 650.000đ/tháng lên 730.000đ/tháng), điện, nước, than, sắt thép…

 Nhập khẩu lạm phát. Điều này thể hiện rất rõ trong tâm lý tiêu dùng của người Việt: sính đồ ngoại. Với việc nhập siêu diễn ra trong nhiều năm đã tích tụ một lượng lạm phát được nhập khẩu tương đối lớn.

 Phụ thuộc vào tâm lý. Sự kỳ vọng vào lạm phát cao cũng khiến cho giá cả hàng hố có xu hướng gia tăng, đặc biệt vào các dịp lễ, tết. Và thông thường, giá cả khi đã leo thang vào tạo thành mặt bằng giá mới, đặc biệt là dịch vụ và hàng tiêu dùng, rất khó điều chỉnh giảm trở lại.

 Tác động của lượng tiền lưu thơng tăng lên từ sự nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khoá từ năm 2009 chuyển qua cũng là yếu tố gây sức ép lên lạm phát.

3.2.2. Diễn biến lạm phát 6 tháng đầu năm 2010:Bảng 8: Bảng chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) Bảng 8: Bảng chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI)

Các tháng trong năm 2010

ĐVT: (%)

Chỉ số giá tiêu dùng tháng

So với Tháng trước

đó Cùng kì nămtrước năm 2009Tháng 12

1 1,36 7,62 1,362 1,96 8,46 3,35 2 1,96 8,46 3,35 3 0,75 9,46 4,12 4 0,14 9,23 4,27 5 0,27 9,05 4,55 6 0,22 8,69 4,78 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Giá cả trong những tháng đầu năm 2010 tăng khá cao so với các năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2010 tăng 0,75% so với tháng 2/2010. So với tháng 12/2009, CPI tháng 3/2010 tăng 4,12%.

CPI tháng 6 chỉ tăng 0,22% so với tháng 5 và tăng 4,78% so với tháng 12/2009. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2010 tăng 8,75% so với nửa đầu năm 2009.

Một phần của tài liệu luận văn thực trạng lạm phát và hiệu quả của chính sách kiềm chế lạm phát ở việt nam giai đoạn 1986 - 2010 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w