Nguyên nhân gây ra lạm phát trong giai đoạn này:

Một phần của tài liệu luận văn thực trạng lạm phát và hiệu quả của chính sách kiềm chế lạm phát ở việt nam giai đoạn 1986 - 2010 (Trang 30 - 34)

- Những bất ổn định kinh tế vĩ mô là do sự bùng nổ luồng vốn đầu tư ở nước ngoài ồ ạt đổ vào Việt Nam.Mặt khác là do chính sách tài khóa và chính sách tiền kém hiệu quả của chính phủ.

- Giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất với 7,25%, trong đó lương thực tăng đột biến ở mức 22,19%; giá thực phẩm tăng 2,28% do chi phí đầu vào vẫn tiếp tục tăng tháng 5/2008.

- Những vòng tác động gián tiếp và tâm lý đã đẩy nhiều loại hàng hóa tăng giá bất hợp lý.

- Khơng chỉ tác động đến giá các loại hàng hóa vật chất, thị trường chứng khoán cũng nhiều lần chứng kiến tác động của chỉ số giá đến sự tăng hay giảm của CPI.

- Những tác động mạnh từ bên ngoài do giá cả nhiều mặt hàng trên thế giới tăng cao, kinh tế Mỹ suy giảm, đồng USD tiếp tục mất giá; thiên tai, dịch bệnh có ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và đời sống nhân dân.

2.2. Thực trạng của lạm phát trong giai đoạn này như sau:

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chỉ số CPI (%) 2.38 5.94 8.9 3 11.1 3 15.04 17.1 8 18.3 1 19.8 7 20.05 19.8 6 19.1 18.42 Chênh 3.5 2.99 2.2 3.91 2.14 1.13 1.56 0.18 -0.19 -0.76 -0.68

lệch so tháng trước (%)

6

Bảng 7: Bảng thể hiện chỉ số CPI và chênh lệch so với tháng trước trong năm 2008

Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo thông tin của tổng cục thông kê, chỉ số lạm phát khởi điểm năm 2008 với mức chỉ số CPI tháng 1 là 2.38% cho thấy dấu hiệu lạm phát tăng cao trong năm 2008, lạm phát bắt đầu sự tăng bất thường vào tháng 3/2008 tăng 2,99% ( tháng 2 tăng 3.56% ) sự tăng bất thường này so với mức tiêu dùng tháng 3 so với cùng kỳ các năm trươc đây.

Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ tháng này, tăng mạnh đẩy giá lên là các nhóm hàng lương thực; phương tiện đi lại, bưu điện; nhà ở và vật liệu xây dựng với các mức tăng so với tháng trước lần lượt là: lương thực tăng 10,5%; phương tiện đi lại, bưu điện tăng 5,76%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 3,55%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác chỉ tăng ở mức 0,3%-1,5.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2008 đã tăng thấp hơn mức tăng của các tháng trước nhưng vẫn còn tăng và nhiều mặt hàng đứng ở mức giá cao.

Giá cả thị trường đang diễn biến phức tạp. Giá tiêu dùng tháng 5/2008 so với tháng trước tăng 3,91%, tăng cao nhất trong 5 tháng đầu năm nay (Tháng Một: 2,38%; tháng Hai: 3,56%; tháng Ba: 2,99%; tháng Tư: 2,2 %).

Giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất với 7,25%, trong đó lương thực tăng đột biến ở mức 22,19%; giá thực phẩm tăng 2,28% do chi phí đầu vào vẫn tiếp tục tăng.

Giá tiêu dùng tháng 6/2008 đã tăng chậm lại, ở mức tăng 2,14% so với tháng trước. Đây là tháng có mức tăng thấp nhất trong 6 tháng đầu năm nay, nhưng vẫn là mức tăng cao nhất so với chỉ số giá tháng 6 của một số năm gần đây.

Giá tiêu dùng tháng 7/2008 tăng 1,13% so với tháng trước (chưa bao gồm tác động của giá xăng dầu trong nước tăng vào ngày 21/7/2008), là tháng có tốc độ tăng giá thấp nhất trong vịng 7 tháng đầu năm nay.

Giá tiêu dùng tháng 8/2008 tăng 1,56% so với tháng trước, cao hơn mức tăng 1,13% của tháng 7 do giá xăng dầu tăng cuối tháng 7 đã ảnh hưởng đến giá tiêu dùng tháng này, trong đó giá nhóm phương tiện đi lại, bưu điện chịu tác động trực tiếp nên tăng mạnh ở mức 9,07% (Tháng 7 tăng 0,55%), giá của các nhóm hàng hố và dịch vụ khác tăng nhẹ.

Giá tiêu dùng tháng 9/2008 tăng 0,18% so với tháng trước, là mức tăng thấp nhất trong vòng 17 tháng gần đây và cũng là mức tăng thấp nhất so với mức tăng tháng 9 của các năm từ 2004 đến nay (Giá tiêu dùng tháng 9/2004 tăng 0,3%; tháng 9/2005 tăng 0,8%; tháng 9/2006 tăng 0,3%; tháng 9/2007 tăng 0,5%). Giá tiêu dùng tháng 9 tăng chậm lại, một mặt do giá trên thị trường thế giới của một số hàng hoá nước ta nhập khẩu đã giảm và sản xuất nông nghiệp trong nước được mùa, nhưng yếu tố quan trọng nhất là do những nỗ lực của các cấp, các ngành trong việc thực hiện 8 nhóm giải pháp của Chính phủ. Tuy nhiên, trong 9 tháng vừa qua giá hàng hoá và dịch vụ đã tăng với tốc độ cao.

Giá tiêu dùng tháng 10/2008 giảm 0,19% so với tháng trước, là lần giảm đầu tiên kể từ đầu năm trở lại đây. Nguyên nhân chủ yếu một mặt do 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ tiếp tục phát huy tác dụng; mặt khác do giá cả nhiều mặt hàng trên thế giới giảm đã tác động đến giá tiêu dùng trong nước.

Giá tiêu dùng tháng 11/2008 giảm 0,76% so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu một mặt do giá của các mặt hàng đã đứng ở mức cao; nhu cầu tiêu dùng giảm, lượng tồn kho của một số mặt hàng nhiều; giá một số mặt hàng trên thế giới giảm, đặc biệt giá dầu thô giảm mạnh đã tác động đến giá tiêu dùng trong nước; mặt khác do 8 nhóm giải pháp của Chính phủ tiếp tục phát huy tác dụng. Trong các nhóm hàng hố và dịch vụ có giá giảm so với tháng trước, giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm nhiều nhất với 4,86%; tiếp đến là nhóm phương tiện đi lại, bưu điện giảm 4,4%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm nhẹ ở mức 0,07% (lương thực giảm 3,1%, thực phẩm tăng 0,91%).

Giá tiêu dùng tháng 12 năm 2008 so với tháng trước giảm 0,68%, trong đó các nhóm hàng hố và dịch vụ có giá giảm

Nhìn chung giá tăng cao ngay từ quý I và liên tục tăng lên trong quý II, quý III, nhưng các tháng quý IV liên tục giảm (so với tháng trước, tháng 10 giảm 0,19%; tháng 11 giảm 0,76%, tháng 12 giảm 0,68%) nên giá tiêu dùng tháng 12 năm 2008 so với tháng 12 năm 2007 tăng 19,89% và chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tăng 22,97%.

2.3. Hậu quả của lạm phát giai đoạn này:

Đối với ngân hàng, lạm phát làm cho hoạt động bình thường của ngân hàng bị phá vỡ, ngân hàng không thu hút được các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội. Làm cho lãi suất Ngân hàng có những thời điểm vượt trên 18-19%, đối với huy động tiền gửi, và 21- 24% với cho vay.

Phân phối lại thu nhập, làm cho một số người nắm giữ các hàng hóa có giá trị tăng đột biến giàu lên nhanh chóng và những người có các hàng hóa mà giá cả của chúng khơng tăng hoặc tăng chậm và người giữ tiền bị nghèo đi.

Đối với tiêu dùng: làm giảm sức mua thực tế của nhân dân về hàng tiêu dùng và buộc nhân dân phải giảm khối lượng hàng tiêu dùng, đặc biệt là đời sống cán bộ cơng nhân viên ngày càng khó khăn. Mặt khác lạm phát cũng làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng, khi lạm phát gay gắt sẽ gây nên hiện tượng là đồng tiền tìm cách tháo chạy ra khỏi tay người tiêu dùng và họ sẽ tìm cách mua bất cứ hàng hóa dù khơng có nhu cầu. Từ đó làm giàu cho những người đầu cơ tích trữ.

Sức tiêu thụ của trong nước có dấu hiệu chậm lại, hoạt động kinh doanh san xuất trong tháng 5 có dấu hiệu có xu hướng chậm lại.

Do thắt chặt chính sách tiền tệ làm cho thị trường chứng khoán và bất động sản giảm lại nợ ứ đọng nhiều, tính thanh khoản của Ngân hàng ngày càng giảm.

2.4. Chính sách kiềm chế lạm phát giai đoạn này:

Một là, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng theo nguyên tắc thị trường

một cách chặt chẽ, chủ động và linh hoạt, bảo đảm mục tiêu chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm huy động các nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế.

Hai là, tăng thu gắn liền với thắt chặt, tiết kiệm chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử

dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, hạn chế bội chi ngân sách. Thủ tướng yêu cầu hệ thống chính trị phải gương mẫu thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên; cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết; thực hiện các biện pháp tiết kiệm xăng, dầu; rà soát và

giảm các hạng mục, cơng trình chưa thật bức thiết, đồng thời kêu gọi nhân dân thực hành tiết kiệm tiêu dùng.

Ba là, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành dứt khoát phải chịu trách nhiệm đảm

bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất như xăng, dầu, gạo, thuốc, xi măng, sắt, thép, phân bón... gắn liền với kiểm sốt chặt chẽ giá cả. Một lần nữa Thủ tướng khẳng định, không tăng giá bán than cho ngành điện, không tăng giá điện và giá xăng dầu. Nhà nước tiếp tục bù lỗ cho các mặt hàng này nhằm ổn định giá.

Bốn là, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền các địa phương, hiệp hội

các ngành hàng tăng cường các biện pháp quản lý thị trường giá cả, tổ chức tốt thương mại trong nước, kêu gọi các doanh nghiệp có trách nhiệm với đất nước không đầu cơ trục lợi và tăng giá các mặt hàng.

Năm là, tìm mọi cách đẩy mạnh xuất khẩu để giảm nhập siêu. Thủ tướng nhấn

mạnh, khơng có xuất khẩu thì khơng có tăng trưởng nên tập trung đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh như thuỷ sản, dệt may và da giầy... Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ sẽ kiểm sốt quyết liệt nhập siêu bằng cả biện pháp thị trường và hành chính vì lợi ích của nhân dân và đất nước. Bộ Công thương nghiên cứu hạn chế nhập siêu các mặt hàng không thiết yếu như ô tô nguyên chiếc, phụ tùng xe máy... phấn đấu kiểm soát nhập siêu trong năm 2008 tương đương năm ngoái, tiến tới cân bằng cán cân thương mại.

2.5. Hiệu quả của chính sách kiềm chế lạm phát trong giai đoạn này:Về mặt tích cực: Về mặt tích cực:

Mặc dù giá tiêu dùng năm 2008 tăng khá cao, nền kinh tế năm 2007 bắt đầu trì trệ rồi khủng hoảng trầm trọng năm 2008, nhưng xu hướng diễn biến theo chiều hướng tích cực vào các tháng cuối năm là do :

Kết quả thực hiện đồng bộ 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát với giải pháp thắt chặt tiền tệ là nguyên nhân cơ bản giữ cho lạm phát thấp hơn 20%. Điều này cũng khẳng định những giải pháp mà Chính phủ đề ra là hồn tồn đúng hướng, kịp thời và đạt kết quả tích cực, giá tiêu dùng đã giảm dần từ tháng 10 năm 2008;

Nhưng vào những tháng cuối năm 2008, giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu hàng hoá khác trên thị trường thế giới nước ta nhập khẩu với khối lượng lớn cũng đã giảm mạnh vào những tháng cuối năm, tạo thuận lợi cho giảm giá đầu vào của sản xuất trong nước;

Tình hình sản xuất trong nước những tháng cuối năm cũng đã bớt khó khăn hơn, do tiếp cận các nguồn vốn và mức độ giải ngân khá hơn.

Về mặt tiêu cực:

- Do chính sách tài khóa khơng hiệu quả làm cho lạm phát ở nước ta ngày một trầm trọng hơn. Để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, Chính phủ đã có những kế hoạch chi tiêu nâng cấp cơ sở hạ tầng của đất nước và liên tục bội chi ngân sách trong nhiều năm trên 5% GDP. Đầu tư cho tăng trưởng kinh tế là điều cần thiết, nhưng đầu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, gây lãng phí lớn trong thời gian dài là nguy hiểm cho nền kinh tế

nước nhà . Công tác xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án, tổng dự án và thiết kế kỹ thuật quá chậm trễ, thủ tục rườm rà và phức tạp.

- Việc chi tiêu thì khơng hiệu quả, tình trạng tham nhũng thì gia tăng đã hưởng đến niềm tin của công chúng vào cơ chế và bộ máy điều hành của chúng ta. Đảng và Nhà nước ta đã thấy và đang điều chỉnh, như thành lập cơ quan chống tham nhũng, nhưng cần quyết liệt hơn.

- Trong năm 2007, và đầu năm 2008 Nhà nước chủ động thực hiện lộ trình điều chỉnh theo giá thị trường đối với một số loại hàng hóa, vật tư cơ bản như: điện, xăng dầu, than,… làm ảnh hưởng đến việc tăng giá các hàng hóa khác.

- Chính sách tiền tệ năm 2007 cũng có những vấn đề cần xem xét, cung tiền tăng nhanh năm 2005 là 23.4%, năm 2006 là 33.6%, năm 2007 là 53.8%, tổng cộng 3 năm cung tiền M2 tăng 134.2%, trong khi 3 năm GDP chỉ tăng 25.09%. Chênh lệch giữa cung tiền tăng trong 3 năm qua (134.5%) với tăng trưởng kinh tế GDP (25.09%) là rất lớn, chắc chắn sẽ đè nặng lên giá cả trong nước, và cuối năm 2007, đầu năm 2008 nó bộc phát mạnh là do có sự cộng hưởng bởi lạm phát quốc tế (USD yếu) và thiên tai.

Một phần của tài liệu luận văn thực trạng lạm phát và hiệu quả của chính sách kiềm chế lạm phát ở việt nam giai đoạn 1986 - 2010 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w