Kế toán phải thu của khách hàng:

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh ở Công ty bánh kẹo Hải Hà (Trang 55 - 56)

6. Hạch toán tổng hợp thành phẩm:

7.2.3. Kế toán phải thu của khách hàng:

Để theo dõi chi tiết tình hình thanh toán của từng khách hàng, kế toán tiêu thụ mở "sổ theo dõi công nợ" (mẫu số 16). Cơ sở để ghi vào bảng này là các hoá đơn GTGT (hình thức thanh toán chậm), các phiếu thu tiền mặt, giấy báo có của ngân hàng.

+ Cột chứng từ: Ghi số hiệu của hoá đơn GTGT nếu đó là nghiệp vụ mua chịu thành phẩm, hoặc số hiệu của phiếu thu, giấy báo có của Ngân hàng nếu là nghiệp vụ thanh toán.

+ Cột diễn giải: Diễn giải nội dung nghiệp vụ kế toán phát sinh, tính toán và ghi số d vào các thời điểm cuối kỳ.

+ Cột phát sinh nợ: Ghi số tiền phát sinh khi mua chịu. + Cột phát sinh có: Chi số tiền ngời mua thanh toán.

Ngoài ra kế toán còn theo dõi thông qua "sổ chi tiết công nợ" và "Bảng theo dõi số d của khách hàng".

* Sổ chi tiết công nợ (Mẫu số 17) có kết cấu giống sổ theo dõi công nợ, tuy nhiên có thêm cột "tài khoản đối ứng" để ghi tài khoản đối ứng với TK131. Khi kế toán nhập các thông tin cần thiết nh hoá đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo có và khai mã, tên của khách hàng thì máy tính sẽ tự động phân loại và kết chuyển dữ liệu vào sổ này. Khác với số theo dõi công nợ đợc khất nợ qua nhiều năm, sổ chi tiết công nợ thờng đợc in ra vào cuối tháng và là căn cứ để lập "Bảng theo dõi số d của khách hàng".

* Bảng theo dõi số d của khách hàng (Mẫu số 18) là bảng tổng hợp theo dõi số phát sinh và số d của tất cả các khách hàng của Công ty và là cơ sở để ghi vào nhật ký chứng từ số 8 - phần ghi nợ, phần ghi có TK131.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh ở Công ty bánh kẹo Hải Hà (Trang 55 - 56)