- ARISTON ,AUSTDOOR,OCEAN GROU P.
2. Môi trường hoạt động kinh doanh của công ty.
2.1 Môi trường vi mô
-Môi trường nội bộ : Trụ sở chính của Blue ở 25- Láng Hạ thuận tiện cho việc
liên hệ, đi lại. Không gian làm việc gồm hai tầng nhà( tầng 1 và tầng 2) , 6 phòng làm việc chính. Có trang thiết bị đầy đủ, lịch sự đảm bảo công việc được thực hiện tốt. Nhân viên trong công ty là những người có trình độ học vấn và giao tiếp tương đối tốt đây là điền kiện thuận lợi cho việc xây dựng mối quan hệ nội bộ và liên kết giữa các khâu trong quá trình tổ chức. Giám đốc công ty ông Hoàng Tuấn Anh học vị Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, là người có khả năng lãnh đạo và điều hành công việc.
- Khách hàng: Công việc của công ty có trôi chảy liên tục và thông suốt hay
không là ở khách hàng. Ưu điểm của công ty là đã thực hiện thành công được môt số sự kiện lớn: Lễ khởi công nhà máy nhựa An Phát, Lễ khánh thành nhà máy Grace Việt Nam, Lễ ra mắt gian triển lãm Kymco tại Giảng võ, Ngày hội gia đình Honda 2007, Khu công nghiệp Quế Võ - Bắc Ninh… Và nhờ đó Blue đã xây dựng được những niềm tin cơ bản trong khách hàng, tạo điều kiện thu hút thêm những khách hàng mới và nhưng bản hợp đồng mới trong tương lai. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công ty chưa có một chiến lược cụ thể định vị khách hàng, hoạt động Markeeting chưa trở thành hệ thống.
+ Đối thủ canh tranh: Phải khảng định rằng Tổ chức sự kiện là một lĩnh vực
còn mới ở Việt Nam với thị trường tương đối rộng, song Blue là một công ty trong tư nhân trong nước, vốn đầu tư chưa thực sự đủ lớn . Hoạt động xây dựng thương hiệu chưa được trú trọng vì đó sức cạnh tranh có giới hạn trược các công ty lớn nước ngoài và những công ty đã có bề dày trong nứơc.
+ Đối tác : Trong thực tế các bản hợp đồng mà công ty nhận được phần lớn là
nhờ mối quan hệ tốt của các lãnh đạo. Đây cũng là một ưu điểm nhưng về lâu dài thì công ty vẫn phải đứng dậy bởi chính mình.
+ Nhà cung cấp: Đây cũng là nhân tố quan trọng của Blue bởi lẽ có rất nhiều những
sự kiện lớn cần tổ chức mà bản thân Blue không thể đủ trang thiết bị, thêm vào đó Tổ chức sự kiện gồm rất nhiều công việc. Chính vì vậy blue đã liên kết với Smart và Capital. Smart cung cấp các bản thiết kế, trang trí cho Blue, Capital chuyên về biển tấm lớn. Nhìn chung đó la những mặt tích cực của Blue
2.2 Môi trường vĩ mô
* Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế
Các nhân tố kinh tế đóng vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính quyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường là trạng thái phát triển của nền kinh tế : tăng trưởng, ổn định hay suy thoái.
Nếu nền kinh tế quốc dân tăng trưởng bởi tốc độ cao sẽ làm tăng thu nhập của người dân và tăng khả năng thanh toán cho các nhu cầu của họ. Do vậy, tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp điều này tạo khả năng tích luỹ vốn nhiều hơn, tăng cầu về đầu tư, mở rộng kinh doanh làm cho môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn. Nền kinh tế ổn định hơn.
* Tác động của môi trường luật pháp chính trị
Hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp trên thị tường tất yếu phải có sự quản lý của nhà nước, sự quản lý này thể hiện ở hệ thống luật pháp. Quản lý nhà nước bằng luật pháp nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo cơ hội cho
mọi doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh lành mạnh, thiết lập mối quan hệ đúng đắn giữa danh nghiệp và người tiêu dùng, đảm bảo tính chính xác, trung thực trong quảng cáo, phải phản ánh đúng tính năng, tác dụng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Tuy các văn bản pháp luật giúp ích rất nhiều cho các công ty trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh của mình nhưng đôi khi các văn bản pháp luật đã ít nhiều gây ra hạn chế cho các công ty. Tổng giám đốc công ty quảng cáo và hội chợ thương mại Việt Nam ( Vinexad ) Nguyễn Thanh Thản cho VnExpress biết, mới đây Chính phủ lại có văn bản mới quy định quảng cáo thương mại và hội chợ triển lãm phải do Bộ Thương mại quản lý, trong khi Bộ Văn hoá thông tin cũng đang quản lý lĩnh vực này “ Qua quá nhiều cửa, mất nhiều thời gian, chúng tôi làm sao đáp ứng nhu cầu của khách hàng ’’, Theo hiệp hội quảng cáo, khung pháp lý của Việt Nam chưa theo sát hoạt động xây dựng thương hiệu và quảng cáo. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần tìm hiểu sâu hơn về bản chất, tính chuyên nghiệp cũng như đóng góp của quảng cáo đối với kinh tế để đưa ra những quyết định sát thực hơn.
* Môi trường công nghệ - kĩ thuật
Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân, nhân tố kỹ thuật - công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng mang tính chất quyết định đối với khả năng cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Sự bùng nổ của công nghệ mới trong thập kỷ 21 đã ảnh hưởng lớn đến quảng cáo. với vệ tinh và ti vi, khán giả có thể xem các kênh kể cả các chương trình đơn lẻ như tin tức trực tiếp, mua hàng tại nhà, thể thao hay hài kịch. điều này làm cho ti vi từ một loại phương tiện thông tin đại chúng biến thành một phương tiện thông tin đại chúng chuyên dụng, hẹp hơn.
Hiện nay công nghệ thông tin đang có những tiến bộ vượt bậc nhất là công nghệ internet, nó mở ra một hướng đi mới cho ngành dịch vụ quảng cáo đó là quảng cáo qua mạng internet. Hình thức quảng cáo này chi phí bỏ ra thấp hơn, hiệu quả truyền tải thông điệp cao và có thể giới thiệu chi tiết về các sản phẩm dịch vụ quảng cáo có tính lựa chọn khán giả cao nhất là những trang web chuyên quảng cáo cho một loại mặt
Cadillac. Đôi khi hình thức quảng cáo này cũng gây không it khó khăn như việc thay đổi những máy móc thiết bị để theo kịp với kỹ thuật hiện đại, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng hoặc thay đổi các dịch vụ để đáp ứng thị trường. đối với các công ty quảng cáo nói chung và Blue nói riêng, công nghệ hiện đại là một trong những yếu tố tạo nên lợi nhuận trong việc tìm hiểu thị trường, nguyên vật liệu mới phù hợp và thay thế được những vật liệu có giá cao hơn do vậy mà chi phí thấp hơn.
* Môi trường văn hóa xã hội:
Hiện nay quảng cáo đã trở nên đại chúng và có sức thuyết phục lớn nó định hướng cho sở thích và hình thành quan điểm của chúng ta bởi vậy cần phải sử dụng thứ vũ khí này một cách cẩn thận để tránh những ảnh hưởng phá huỷ bào mòn giá trị xã hội. khi nằm trong tay những người có trách nhiệm, quảng cáo là một công cụ đem lại lợi ích cho xã hội như: quảng cáo mang lại cho chúng ta ý niệm đại cương về đời sống của một quốc gia, hứa hẹn một mức sống cao, khuyến khích sự tìm tòi, nghiên cứu đem lại cơ hội phát triển cho những người có tài năng …
Quảng cáo ngoài mục đích tiêu thụ sản phẩm phải mang tính giáo dục cao về tính thẩm mỹ, văn hoá – xã hội nhằm giáo dục nhận thức, nâng trình độ văn hoá, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, định hướng cho tiêu dùng, giúp họ không chỉ thoả mãn nhu cầu mà còn được hưởng cái đẹp “chân-thiện-mỹ” vì vậy quảng cáo phải gắn chặt với lý tưỏng thẩm mỹ và văn hóa, đạo đức xã hội. muốn vậy quảng cáo phải biêt kết hợp hài hoà giữa tính khoa học với tính nghệ thuật, giữa kỹ thuật hiện đại với bản sắc dân tộc. nếu như một quảng cáo mà chỉ chú ý đến lợi nhuận mà bỏ qua yếu tố văn hoá thì nó sẽ trở thành phản tác dụng, không những không bán được sản phẩm, quảng cáo bị tẩy chay, mà còn ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng, gây ra những suy nghĩ “ rỗng tuếch và vô bổ ” về quảng cáo, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. vì thế quảng cáo phải tuân theo những chuẩn mực đạo đức lành mạnh của xã hội, nền văn hoá của một dân tộc không phải là sản phẩm của quảng cáo. Thực tế các giá trị văn hóa trong lòng xã hội định hướng cho quảng cáo đồng thời quyết định giới hạn của quảng cáo.