Các lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu siêu thị InTiMex trong giai đoạn hội nhập WTO (Trang 46)

Với chức năng và nhiệm vụ như vậy, công ty đã hoàn toàn tự chủ trong kinh doanh. Song nền kinh tế thị trường vừa có tính hợp tác, vừa có tính cạnh tranh gay gắt. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng đòi hỏi công ty không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng mặt hàng kinh doanh cùng với nhu cầu tiêu dùng về số lượng, chất lượng và giá cả. Trong nhiều năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, công ty cũng từng bước hoà nhập theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nền kinh tế mới. Phạm vi hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng kể cả trong và ngoài nước. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty được thực hiện theo giấy phép số 1.161.085/GP ngày 31/11/1995 của Bộ Thương mại cấp.

Hiện nay, công ty hoạt động với số vốn điều lệ: 25.040.229.868 VNĐ Vốn cố định : 4.713.927.284

Vốn lưu động : 20.326.302.584 Và trên các lĩnh vực chủ yếu sau:

- Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng nông lâm hải sản, thực phẩm chế biến, tạp phẩm, thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng khác do công ty sản xuất, gia công, chế biến hoặc liên doanh, liên kết tạo ra.

- Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng vật tư nguyên liệu, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải và cả chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất.

- Trực tiếp kinh doanh nội địa như: xây dựng hệ thống siêu thị tự chọn hiện đại, các trung tâm thương mại, cửa hàng chuyên doanh.

-.Tổ chức sản xuất, gia công lắp ráp, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Dịch vụ phục vụ người Việt nam định cư ở nước ngoài (chi trả kiều hối), dịch vụ viễn thông, kinh doanh nhà hàng, khách sạn và du lịch, bán buôn và bán lẻ các mặt hàng thuộc phạm vi công ty kinh doanh, gia công, lắp ráp.

Công ty đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn một trăm quốc gia trên thế giới và là Công ty đứng đầu trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, hạt tiêu, cao su... Ngoài ra, Công ty còn được biết đến như một đơn vị xuất khẩu mạnh các mặt hàng thủy sản và các sản phẩm chế biến khác.

Với bề dầy kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty xuất nhập khẩu Intimex là một đối tác đáng tin cậy cho bạn hàng trong nước và quốc tế.

2.1.2.4. Đặc điểm kỹ thuật của các mặt hàng xuất khẩu của Công ty

- Hàng nông sản: Chủ yếu là Cà phê và Hạt tiêu, ngoài ra còn có; Lạc nhân, Cao su, Gạo, Bắp hạt. Hàng nông sản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Công ty đã chiếm được vị trí thứ hai trong xuất khẩu Cà phê và thứ nhất trong xuất khẩu Hạt tiêu của cả nước. Hiện nay Công ty đã có xí nghiệp chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản đóng tại tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên các mặt hàng xuất khẩu chính như Cà phê, Hạt tiêu bị giới hạn bởi khả năng sản xuất trong nước. Công ty chủ trương tìm các biện pháp tăng trị giá nông sản xuất khẩu thông qua chế biến nâng cao chất lượng hàng hoá. Hai dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản đã được thông qua nhưng việc triển khai chậm, chưa đưa vào sử dụng được. Điều này cũng làm hạn chế kết quả xuất khẩu nông sản của Công ty.

- Hàng may mặc dệt kim: Đây cũng là mặt hàng chính của Công ty xuất sang thị trường nước ngoài, trong những năm vừa qua kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đang tăng mạnh. Công ty có một xí nghiệp may xuất khẩu đóng tại Huyện Thanh Trì,

Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên chi phí đầu vào của sản xuất trong nước vẫn giữ ở mức cao gây khó khăn cho sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới.

- Hàng thủ công mỹ nghệ: Hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo của Công ty tuy có thị trường ổn định nhưng số lượng xuất khẩu hàng năm không được lớn.

2.1.2.5. Đặc điểm kỹ thuật của các mặt hàng nhập khẩu của Công ty

- Hàng Ô tô, Xe máy; Đây là mặt hàng được thị trường nội địa tiêu thụ mạnh trong những năm vừa qua. Lợi nhuận từ việc kinh doanh mặt hàng này liên tục tăng qua từng năm. Công ty có xí nghiệp thương mại dịch vụ lắp ráp xe máy tại Hà Nội và đang có dự án xây dựng xí nghiệp sản xuất và lắp ráp phụ tùng động cơ xe máy Vĩnh Phúc.

- Hàng tiêu dùng: Đây là mặt hàng được Công ty kinh doanh khá thành công. Đối với mặt hàng này Công ty tập trung vào các mặt hàng phục vụ trực tiếp cho kinh doanh siêu thị.

- Hàng vật tư, nguyên liệu và trang thiết bị: Đây là nhóm mặt hàng có doanh số lớn. Doanh thu thu được từ nhóm mặt hàng này trong số các sản phẩm nhập khẩu của Công ty là lớn nhất, khả năng cạnh tranh và buôn lậu của tư nhân về mặt hàng này là hạn chế cho nên thị trường trong nước là rất thuận lợi cho Công ty kinh doanh mặt hàng này.

2.1.2.6. Đặc điểm của việc kinh doanh du lịch và dịch vụ của Công ty

Công ty đã tổ chức kinh doanh khách sạn du lịch, liên doanh đầu tư trong và ngoài nước, phục vụ người Việt Nam định cư ở nước ngoài, kinh doanh ăn uống … Đây là ngành kinh doanh có tương lai phát triển bởi vì trong những năm gần đây lượng khách du lịch thăm quan ở Việt Nam đang tăng lên đáng kể, cùng với đó là sự tăng trưởng của các dịch vụ đi kèm, và với sự tăng lên của thu nhập bình quân đồng nghĩa với nó là mức sống của người dân tăng lên nên yêu cầu đòi hỏi về mặt dịch vụ cao hơn, tiện lợi hơn, nắm bắt được điều đó nên trong thời gian gần đây công ty đã xây dựng nhiều siêu thị tự chọn hiện đại tại các thành phố lớn để phục vụ người tiêu dùng.

2.1.3. Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần sản xuất và thương mại InTiMex Hà Nội Nội

Thực hiện pháp lệnh cổ phần hóa các công ty nhà nước nhằm tăng khả năng cạnh tranh và để hoạt động hiệu quả hiệu quả hơn, kể từ tháng 04/2006 công ty Xuất nhập khẩu InTiMex đã chính thức cổ phần hóa phòng nghiệp vụ kinh doanh 7 thành Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh InTiMex Hà Nội với cơ cấu tổ chức và hoạt động giống công ty mẹ và phải thực hiện báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trước công ty Xuất nhập khẩu InTiMex.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Công ty Intimex thực hiện chế độ quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao động. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty gồm có:

Đứng đầu là Giám đốc, là người đại diện duy nhất về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp trước pháp luật, có quyền quyết định nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cấp trên và toàn

Các phòng quản lý Các phòng kinh doanh Các chi nhánh Các đơn vị trực thuộc

Phòng Tổ Chức Cán Bộ và Lao Động Tiền Lương Phòng nghiệp vụ kinh doanh 1 Chi nhánh Intimex Hải Phòng

Trung tâm thương mại Intimex Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng nghiệp vụ kinh doanh 2 Chi nhánh Intimex Nghệ An

Trung tâm dịch vụ viễn thông Intimex

Văn Phòng Phòng nghiệp vụ kinh doanh 3

Chi nhánh Intimex Đà Nẵng

Xí nghiệp thương mại dịch vụ Intimex Phòng Kinh Tế Tổng Hợp Phòng nghiệp vụ kinh doanh 6 Chi nhánh Intimex Hồ Chí Minh

Xí nghiệp may Intimex

Phòng Quản Trị Phòng nghiệp vụ kinh doanh 7 Chi nhánh Intimex Đồng Nai Xí nghiệp xe máy Intimex Phòng Thông Tin Và Tin Học Phòng nghiệp vụ kinh doanh 10 Chi nhánh Intimex Mat-xco-va

Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Intimex

Phòng Xây Dựng Cơ Bản

Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Tây Ninh

Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Đồng Nai Nhà máy sx tinh bột sắn Nghệ An Nhà máy thuỷ sản Hoằng Trường Xí nghiệp thuỷ sản Intimex Thanh Hoá

Xí nghiệp chế biến kinh doanh cà phê XK Buôn Ma Thuột

bộ cán bộ công nhân viên của công ty. Giám đốc là người lãnh đạo toàn diện, phụ trách chung các công tác tổ chức, quản lý tài chính của công ty.

Ngoài ra, giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc và một kế toán trưởng. Các phó giám đốc công ty được lựa chọn dựa vào tỷ lệ phần trăm cổ phần đóng góp.

Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty, có trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Các đơn vị thành viên của công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc, quy chế tổ chức và hoạt động của từng đơn vị thành viên được giám đốc công ty quy định cụ thể phù hợp với phân cấp quản lý tổ chức cán bộ của Bộ Thương mại. Thủ trưởng các đơn vị thành viên dưới sự chỉ đạo của giám đốc công ty, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động theo đúng điều lệ tổ chức, hoạt động của công ty và pháp luật Nhà nước.

Nhiệm vụ của các phòng ban do giám đốc quy định, cụ thể:

Phòng Tổ chức cán bộ và lao động tiền lương: giúp việc , tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác tổ chức nhân sự, công tác thi đua, khen thưởng kỷ luật trong công ty, phụ trách đời sống, quản lý chế độ tiền lương, an toàn lao động, quản lý cán bộ công nhân viên, hồ sơ lý lịch cán bộ công nhân viên, liên hệ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tổ chức lao động để giải quyết các chính sách về lương, về đào tạo cán bộ và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

Phòng tài chính kế toán: thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của công ty, các công tác báo cáo chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước, theo định kỳ chế độ kế toán tài chính. Thực hiện và chấp hành tốt các quy định về sổ sách kế toán thống kê, bảng biểu theo quy định của Nhà nước, chứng từ thu chi rõ ràng hợp lệ. Chủ trương đề xuất với cấp trên về các chính sách ưu đãi, chế độ kế toán vốn, nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và đáp ứng cho công ty kinh doanh có hiệu quả hơn.

Phòng kinh tế tổng hợp: có chức năng tham mưu, hướng dẫn và thực hiện các nghiệp vụ công tác quản lý như: Kế hoạch thống kê, đối ngoại pháp chế, kho vận và một số việc chung của công ty. Nhiệm vụ cụ thể của phòng là nghiên cứu, đề xuất định hướng phát triển kinh doanh, tổng hợp và dự thảo phát triển kinh doanh hàng năm, phối hợp với các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch của công ty tham dự đấu thầu, hội chợ triển lãm và quảng cáo, quản lý và tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác đối ngoại.

Văn phòng: Quản lý các loại công văn, giấy tờ hồ sơ của công ty và cán bộ công nhân viên, quản lý thủ tục hành chính văn phòng, công văn đi đến, con dấu của công ty, quản lý tài sản, đồ dùng văn phòng của công ty, làm công tác tạp vụ ,văn thư, vệ sinh, bảo vệ...,thực hiện công tác tổ chức hội họp ,quan hệ đối ngoại.

Phòng thông tin và tin học: Có chức năng xử lí các dữ liệu kế toán,kết nối mạng nội bộ, bảo dưỡng lắp đặt hệ thống phục vụ các phòng ban.

Các phòng nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu: Có chức năng tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp theo điều lệ và giấy phép kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ cụ thể của phòng là: Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại và dịch vụ, tổ chức thực hiện kế hoạch đó sau khi được công ty phê duyệt. Được phép uỷ thác và nhận làm uỷ thác xuất nhập khẩu với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, nhận làm đại lý tiêu thụ hàng hoá và bán hàng ký gửi. Tổ chức liên doanh, liên kết trong kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại và dịch vụ với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhằm thực hiện kế hoạch được giao.

Các phòng ban phải thường xuyên cung cấp đầy đủ thông tin, chứng từ cho phòng Kế toán tài chính để phòng có thể kịp thời hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty.

2.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty Intimex Hà Nội Hà Nội

2.2.1. Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty

Trong những năm qua trên đà phát triển và hội nhập của nền kinh tế đất nước, công ty InTiMex cũng đạt được nhiều thành không và khởi sắc đáng kể trong hoạt động kinh doanh và ngày càng xây dựng được thương hiệu riêng với bạn hàng và người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế, mà cụ thể được biểu hiện qua kết quả kinh doanh dưới đây:

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu 2001 – 2005

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005

I. Tổng kim ngạch XNK

1. Xuất khẩu. - Xuất khẩu uỷ thác - Xuất khẩu trực tiêp

1000USD 1000 USD 1000 USD 1000 USD 33.275 17.825 8.000 9.825 49.500 32.000 6.000 26.000 63.856 43.185 4.325 38.860 72.436 49.457 2.260 47.197 78.000 53.000 1.200 51.800

2. Nhập khẩu. - Nhập khẩu uỷ thác - Nhập khẩu trực tiếp 1000 USD 1000 USD 1000 USD 15.450 7.630 7.820 17.500 6.500 7.000 20.973 5.870 14.103 22.979 4.616 18.363 25.000 5.500 19.500

II. Tổng doanh thu. Triệu đồng 292.000 396.000 1.100.000 1.372.363 1.518.000 III. Lợi nhuận. Triệu đồng 21.786 41.340 92.080 102.450 142.652 IV. Nộp ngân sách Triệu đồng 18.362 39.574 89.207 93.738 128.682

Bảng 2.2: So sánh các chỉ tiêu đạt được qua các năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính So sánh 2002/2001 So sánh 2003/2002 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004

Tăng, giảm % Tăng, giảm % Tăng, giảm % Tăng, giảm %

I.Tổng kim ngạch XNK 1000 USD 16.225 148,76 14.356 129 8.580 113,43 5.564 107,68 1. Xuất khẩu. - XK uỷ thác. - XK trực tiếp. 1000 USD 14.175 -2.000 16.175 179,52 75 264,63 11.185 -1.675 12.860 134,95 70,58 149,46 6.272 - 2065 8.337 114,52 52,25 121,45 3.543 -1060 4.603 107,16 53,09 109,75 2.Nhập khẩu. - NK uỷ thác. - NK trực tiếp. 1000 USD 2.050 - 1.130 - 820 121,10 85,19 89,51 3.473 - 630 7.103 119,84 90,30 201,47 2.006 - 1.254 4.260 109,56 78,63 130,20 2.021 884 1.137 108,79 119,15 106,19

II.Tổng doanh thu Triệu đồng 104.000 135,61 704.000 277,77 272.363 124,76 145.637 110,61

III.Lợi nhuận Triệu đồng 19.554 189,75 50.740 223,72 10.370 111,26 40.202 139,24

Từ các số liệu được tổng hợp và phân tích ở bảng trên cho thấy tình hình thực hiện doanh thu và lợi nhuận của Công ty là tốt. Tổng doanh thu của Công ty tăng dần qua từng năm: Năm 2001 đạt 292.000 triệu đồng, năm 2002 đạt 396.000 triệu đồng bằng 135,61% năm 2001, đặc biệt năm 2003 doanh thu của Công ty đạt 1.100.000 triệu đồng bằng 277,77% năm 2002. Sự tăng vọt về doanh thu chủ yếu do hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty tăng mạnh, kèm theo việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trực tiếp. Việc giải quyết tốt những khó khăn về thị trường tiêu thụ hàng nông sản, mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng mới đặc biệt ở khu vực Tây

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu siêu thị InTiMex trong giai đoạn hội nhập WTO (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w