Xây dựng và phát triể n1 thương hiệu duy nhất cho các nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Tương Bần tại huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên (Trang 43 - 44)

2. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu Tương Bần tại huyện Mỹ

3.1.Xây dựng và phát triể n1 thương hiệu duy nhất cho các nhãn hiệu

Tương Bần khác nhau.

Trong các làng nghề truyền thống, mỗi hộ gia đình là một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập. Sản xuất một loại mặt hàng với cùng phương pháp, nhưng sản phẩm làm ra lại mang nhiều nhãn hiệu khác nhau. Ví dụ: ngay trong một làng sản xuất Tương Bần cũng có nhiều nhãn hiệu khác nhau như: Minh Quất, Thu Mai, Thu Hương, Thanh Hùng, Minh Nguyệt, Triệu Sơn… Với rất nhiều nhãn hiệu khác nhau này nó không chỉ gây khó khăn cho phát triển làng nghề mà còn cản trở quá trình xây dựng và phát triển một thương hiệu mạnh

Xét về ngắn hạn sản phẩm Tương Bần có nhiều nhãn hiệu làm cho người ta có cảm giác đa dạng hoá sản phẩm nhưng trên thực tế nó cũng là mặt hàng tương với nhiều nhãn hiệu khác nhau mà thôi. Nhưng trong dài hạn điều này làm suy yếu các nhãn hiệu, sức cạnh tranh giảm và doanh thu cũng giảm dần.

Trong tâm trí người tiêu dùng họ luôn có xu hướng sử dụng một nhãn hiệu quen thuộc có uy tín, chất lượng. Việc có quá nhiều nhãn hiệu cho một mặt hàng chỉ làm rối trí, gây khó khăn, cản trở sự lựa chọn của người tiêu dùng. Nhiều nhãn hiệu chỉ giúp ích thoả mãn tính hiếu kỳ của khách hàng họ chỉ mua cho biết một lần rồi thôi chứ không có ý định sử dụng lâu dài.

Xây dựng một nhãn hiệu duy nhất cho phép chúng ta có thể tập trung xây dựng chiến lược phát triển và bảo vệ nó tốt hơn. Thương hiệu đó sẽ thiết lập được vị trí của

mình trong tâm trí khách hàng đó là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để chiếm thị phần trên thị trường.

Dựa vào đặc điểm sản xuất của vùng, xác định chiến lược nhãn hiệu đơn sẽ hiệu quả hơn nhiều so với chiến lược đa nhãn hiệu. Đồng thời quá trình xây dựng, triển khai và thực hiện chiến lược sẽ dẽ dàng hơn mang lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Một chương trình xây dựng nhãn hiệu bao giờ cũng bắt đầu bằng cách thu hẹp các nhãn hiệu thành một nhãn hiệu. Chấp nhận hy sinh các nhãn hiệu kém sức cạnh tranh tập trung xây dựng thương hiệu duy nhất đủ mạnh cho một chủng loại hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Tương Bần tại huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên (Trang 43 - 44)