2. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu Tương Bần tại huyện Mỹ
3.2 Tăng cường vai trò của doanh nghiệp sản xuất trong việc xây dựng và
phát triển thương hiệu Tương Bần.
Xét trên tầm vĩ mô xác định và định hướng mô hình phát triển là điều vô cùng quan trọng đó là bước đầu tiên cần làm. Đây là cơ sở xây dựng và triển khai các chiến lược tiếp theo.
Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn cũng như lợi thế so sánh của từng làng nghề, mỗi làng nghề sẽ chọn cho mình mô hình phát triển phù hợp.
Tương tuy là một mặt hàng nông sản, nhưng qúa trình sản xuất tương mang dáng dấp của sản xuất công nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp là đối tượng phù hợp nhất để lựa chọn tham gia quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu. Điều này sẽ hợp lý hơn nhiều so với xây dựng mô hình HTX mà các hộ gia đình là thành viên hoặc nhà nước đứng ra quy hoạch, xây dựng và phát triển thương hiệu.
Từ đặc điểm của sản xuất tương cho phép doanh nghiệp mở rộng sản xuất trên quy mô công nghiệp, đồng thời đảm bảo quản lý chất lượng, hương vị không khác biệt nhiều với cách làm truyền thống.
Sản xuất khối lượng lớn trên quy mô công nghiệp, chất lượng đồng đều là điều kiện cần và đủ để chúng ta tiến hành xây dựng và phát triển thương hiệu thành công.
Các chủ doanh nghiệp là những người tiên phong trên mặt trận kinh tế. Sự tham gia của họ là động lực để phát triển, đảm bảo hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp là đơn vị có đầy đủ năng lực điều kiện tài chính, kinh nghiệm và kiến thức để hoạch định chiến lược dài hạn nhằm quảng bá, tuyên truyền, xây dựng và bảo vệ thương hiệu bài bản.
So với mô hình HTX nông nghiệp, Doanh nghiệp nhà nước thì doanh nghiệp tư nhân có tính độc lập, tự quyết cao hơn. Doanh nghiệp xây dựng và triển khai chiến lược sát với nhu cầu thị trường hơn đồng thời linh hoạt hơn trước sự thay đổi rất nhanh của thị trường.
Vấn đề đặt ra của chúng ta hiện nay là lựa chọn được doanh nghiệp phù hợp có đầy đủ năng lực, tâm huyết để đứng ra xây dựng và phát triển thương hiệu.