Phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo tiểu vùng sinh thá

Một phần của tài liệu Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Thái nguyên giai đoạn 2011-2020 (Trang 26 - 28)

III. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH THÁI NGUYÊN GIA

3.1.1. Phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo tiểu vùng sinh thá

- Tiểu vùng núi cao:Bao gồm huyện Võ Nhai, Định Hoá, phần núi cao phía Bắc huyện Đại Từ. Định hướng chung phát triển nguồn cung ứng hàng hóa từ tiểu vùng đến năm 2020 như sau:

+ Trồng trọt: Xây dựng các vùng sản xuất lúa bao thai hàng hóa tập trung có điều kiện thâm canh với quy mô trên 2.000 ha và phát triển các vùng ngô hàng hoá. Phát triển vùng sản xuất chè đen gồm giống chè LDP1; LDP2; Bát Tiên theo hướng sản xuất an toàn (tập trung chủ yếu ở Định Hoá, Phú Lương) và các loại cây ăn quả để khai thác tiềm năng thế mạnh của vùng. Đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp theo hình thức kinh tế vườn đồi trang trại để tăng thu nhập trên 1 ha đất canh tác, góp phần nâng cao mức sống của nhân dân trong vùng.

+ Chăn nuôi: Phát triển mạnh đàn trâu, bò, dê theo hướng tập trung xa khu dân cư đi đôi với công tác thú y trong quản lý dịch bệnh tổng hợp, để nâng nhanh giá trị hàng hoá và khai thác lợi thế so sánh của vùng, đồng thời thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

+ Tiểu thủ công nghiệp: Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản tập trung phát triển sản xuất hàng mây tre đan, sơ chế nguyên liệu cho làm bột giấy, ván dăm, sản xuất hàng mộc dân dụng, chế biến rượu, sản xuất mỳ, miến dong, bún, chế biến chè, bảo quản sơ chế hoa quả, dệt thổ cẩm. Phát triển công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng, khai thác cát đá sỏi, gạch, nung vôi...

- Đối với khu vực tiểu vùng núi thấp, đồi cao: Bao gồmhuyện Đồng Hỷ, Nam Phú Lương và Nam Đại Từ.Đây là vùng có địa hình gồm các dãy núi đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng, có điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, phong phú. Kinh tế khu vực tương đối phát triển, trình độ dân trí tương đối khá. Định hướng chung phát triển nguồn cung ứng hàng hóa của vùng đến năm 2020 là:

+ Trồng trọt: Trên đất nông nghiệp tập trung thâm canh lúa ở đất 1 vụ và 2 vụ. Phát triển thuỷ lợi chuyển 1 phần diện tích đất 2 vụ sang đất 3 vụ với cây vụ đông (chủ yếu là ngô). Phát triển vùng lúa chất lượng cao, các vùng sản xuất rau an toàn, hoa cây cảnh phục vụ cho các khu công nghiệp, đô thị và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Phát triển vùng sản xuất chè xanh trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, sản phẩm đa dạng, an toàn. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, bao gồm các trang trại chăn nuôi, trang trại trồng cây lâu năm, trang trại kinh tế tổng hợp.

+ Chăn nuôi: Tập trung phát triển chăn nuôi lợn, trâu, bò. Phương thức chăn nuôi tập trung với quy mô lớn và trung bình theo hình thức trang trại, gia trại, áp dụng nuôi theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm và giảm mức độ ô nhiễm môi trường

+ Công nghiệp - TTCN: Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản: mây tre đan, miến dong, bột sắn dây, bánh chưng, sản xuất đồ mộc dân dụng, đũa tăm tre, đồ thủ công mỹ nghệ, gỗ ván dăm.. Phát triển công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng: Tập trung khai thác đá vật liệu xây dựng, khai thác cát, sỏi, sản xuất gạch, nung vôi.

- Tiểu vùng vùng gò đồi và vùng trung tâm: bao gồm huyện Phú Bình, Phổ Yên, Thị xã Sông Công, TP. Thái Nguyên và một số xã giáp Đồng Hỷ, Phú Lương. Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai tương đối tốt, là trung tâm phát triển trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của tỉnh. Định hướng chung phát triển nguồn cung ứng hàng hóa từ tiểu vùng này đến năm 2020 là:

+ Trồng trọt : Tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất cây lương thực và thực phẩm trên cơ sở sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật và áp dụng kỹ thuật thâm canh. Diện tích để trồng lúa bố trí theo 2 hướng: Sản xuất lúa thâm canh năng suất cao và sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao. Đầu tư xây dựng các vùng rau an toàn, chất lượng cao, vùng hoa cây cảnh để phục vụ nhu cầu của các khu công nghiệp, đô thị và phục vụ khách du lịch. Phát triển sản xuất các vùng chè cao cấp, chè đặc sản.

+ Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa, chăn nuôi lợn và gà công nghiệp với phương thức chăn nuôi theo hướng tập trung, nuôi bằng phương pháp công nghiệp và hình thành các vùng cung cấp nguyên liệu ổn định cho các lò mổ tập trung trên địa bàn tỉnh.

+ CN - TTCN: Xây dựng cơ sở chế biến nông - lâm sản , gia công may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, chế biến chè, chế biến bún, thêu ren, tằm tơ, đan nón dân tộc, làng nghề sinh vật cảnh..

Một phần của tài liệu Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Thái nguyên giai đoạn 2011-2020 (Trang 26 - 28)

w