II. Trị giá mua nhiên liệu, vật tư sử dụng cho máy bay, tàu thuyền của doanh nghiệp tại sân bay, cảng biển nước ngoài gồm tổng số tiền doanh nghiệp đã
2. Thu nhập của người lao động và đóng góp BHXH, bảo hiểm y tế, thất nghiệp, kinh phí công đoàn của chủ doanh nghiệp năm.
nghiệp, kinh phí công đoàn của chủ doanh nghiệp năm.
Cột A:
2.1. Thu nhập của người lao động: Là tổng các khoản mà người lao động nhận được do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập của được do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập của người lao động bao gồm:
- Tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất như lương: Gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền thưởng trong lương; Các khoản phụ cấp và thu nhập khác của người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, vào giá thành sản phẩm như phụ cấp ca 3, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đi lại, phụ cấp tiền điện thoại cố định, điện thoại di động, tiền công tác phí, ăn giữa ca (trường hợp thuê dịch vụ ăn uống bên ngoài không tính vào yếu tố này), trợ cấp thuê nhà và các khoản phụ cấp thường xuyên, không thường xuyên khác cho người lao động, bao gồm các hình thức trả bằng tiền, bằng hiện vật như: thực phẩm, đồ uống, nhiên liệu, quần áo (trừ quần áo bảo hộ lao động).
Chú ý: Đối với các doanh nghiệp có lao động không được trả lương, trả công
(như: Chủ doanh nghiệp, những người trong gia đình chủ doanh nghiệp) thì quy ước tiền lương, tiền công lấy theo số mà cơ quan thuế ấn định để tính thuế thu nhập cho doanh nghiệp vào mục này.
- Bảo hiểm xã hội trả thay lương: Là khoản BHXH chi trả cho người lao động
của doanh nghiệp trong thời gian nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,... (theo chế độ quy định của BHXH hiện hành).
- Các khoản thu nhập khác không tính vào chi phí SXKD: Là các khoản chi trực
tiếp cho người lao động nhưng không hạch toán vào chi phí sản xuất mà nguồn chi lấy từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, lợi nhuận của chủ doanh nghiệp hoặc từ các nguồn khác (quà tặng, thưởng của cấp trên,...).
Số liệu các khoản trên là tổng số phát sinh của toàn doanh nghiệp phải thanh toán cho người lao động trong năm, cho dù khoản đó đã được thanh toán hay còn nợ người lao động.
Chú ý:
+ Một số chi phí liên quan trực tiếp đến người lao động nhưng không được tính là thu nhập của người lao động, đó là chi về quần áo BHLĐ, đào tạo, tuyển mộ.
+ Chi phí vui chơi giải trí, tham quan, du lịch được tính là thu nhập của người lao động (Thu nhập khác không tính vào chi phí SXKD).
+ Các khoản doanh nghiệp trả cho người lao động bằng hiện vật được tính theo giá mà sổ sách kế toán đã thực hiện.
2.2. Đóng góp BHXH, bảo hiểm y tế, thất nghiệp kinh phí công đoàn của chủ doanh nghiệp: Là những khoản mà doanh nghiệp trích nộp cho hệ thống BHXH; bảo doanh nghiệp: Là những khoản mà doanh nghiệp trích nộp cho hệ thống BHXH; bảo hiểm y tế, thất nghiệp, kinh phí công đoàn cho người lao động. Đây là số phát sinh đã trích trong năm, cho dù các khoản đó đã nộp hay còn nợ các cơ quan bảo hiểm và tổ chức công đoàn.
Cột 1: Ghi số phát sinh trong năm mà doanh nghiệp phải thanh toán cho người lao động hoặc phải đóng góp vào BHXH, Y tế, kinh phí công đoàn.
Cột 2: Ghi số phát sinh trong năm mà doanh nghiệp phải thanh toán cho người lao động hoặc phải đóng góp vào BHXH, Y tế, kinh phí công đoàn cho các lao động nữ.
Ghi chú: Nếu doanh nghiệp nào không đóng góp các quỹ và kinh phí trên thì bỏ
trống mục này.