Hạch toán thu nhập khác tại Tập đoàn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin (Trang 41)

Đối với khoản thanh lý, nhượng bán Tài sản cố định, quy trình kế toán được thực hiện như sau:

- Khi Phòng Quản lý vốn đầu tư và tài sản có quyết định thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thành lập Ban Thanh lý tài sản, và thực hiện thanh lý. Quá trình này được thể hiện thông qua “Biên bản thanh lý TSCĐ” (Biểu 2.15- tr42)

Biểu 2.15 Biên bản thanh lý TSCĐ

VP Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Mẫu số: 02-TSCĐ Số: 001891

BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ Ngày 06 tháng 10 năm 2009

Căn cứ quyết định số 152 ngày 06 tháng 10 năm 2009 của Phòng Quản lý vốn đầu tư và tài sản của VP Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam về việc thanh lý tài sản cố định.

I. Ban thanh lý TSCĐ gồm:

- Ông: Nguyễn Đức Thọ- trưởng phòng Quản lý vốn đầu tư và tài sản- Ban Kinh doanh đối ngoại- Trưởng ban

- Ông: Ngô Quang Dũng- trưởng phòng Tài chính- Ban Tài chính kế toán- Uỷ viên

- Bà: Phạm Thị Hồng- chuyên viên Phòng Tài chính- Ban Tài chính kế toán- Uỷ viên

II. Tiến hành thanh lý TSCĐ: bao gồm những TSCĐ sau 1/ 01 Máy fax Canon L-220

- Hãng sản xuất: Canon

- Kích thước máy: 460x773x404 mm - Năm đưa vào sử dụng: 2001

- Nguyên giá: 3.854.000 VNĐ - Đã khấu hao hết

2/ 01 Máy in Canon LBP 3050 - Hãng sản xuất: Canon

- Độ phân giải 2400x600 dpi, tốc độ in 14 ppm - Năm đưa vào sử dụng: 2001

- Đã khấu hao hết

III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ

Qua kiểm tra các TSCĐ trên, Ban thanh lý nhận thấy TSCĐ đã có một số hư hỏng, không đảm bảo kỹ thuật do đó dẫn đến gây khó khăn cho việc thực hiện công việc. Ban thanh lý quyết định bán thanh lý các TSCĐ trên.

Ngày 06 tháng 10 năm 2009 Trưởng ban thanh lý

(ký, ghi rõ họ tên) IV. Kết quả thanh lý

- Chi phí thanh lý TSCĐ: 150.000 VNĐ viết bằng chữ: một trăm năm mươi nghìn đồng - Giá trị thu hồi : 500.000 VNĐ Viết bằng chữ: năm trăm nghìn đồng

- Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày 06 tháng 10 năm 2009

Ngày 06 tháng 10 năm 2009

Giám đốc Kế toán trưởng

(ký, họ tên, đóng dấu) (ký, ghi rõ họ tên)

Khi thực hiện bán thanh lý TSCĐ sẽ thu được một khoản tiền từ việc bán thanh lý, do đó kế toán phải viết hoá đơn GTGT và viết phiếu thu cho khoản tiền thu được. Theo biên bản thanh lý TSCĐ trên, giá trị thu hồi được từ việc bán thanh lý là 500.000 đồng. Trên cơ sở đó kế toán viết hoá đơn GTGT và thực hiện ghi sổ nghiệp vụ trên như sau:

Nợ TK 111: 500.000

Có TK 711: 500.000

Đối với các khoản thu từ tiền phạt vi phạm hợp đồng của khách hàng, căn cứ vào hợp đồng đã được ký kết, các điều khoản về thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán và các điều khoản khác cũng như hình thức yêu cầu bồi thường tương ứng được quy định trong hợp đồng, bộ phận có trách nhiệm

(thường là Phòng Bán hàng- Ban Kinh doanh đối ngoại) sẽ yêu cầu khách hàng phải chịu phạt tuỳ từng trường hợp cụ thể.

Khi đó, kế toán sẽ hạch toán khoản thu này như sau: Nợ TK 111,112: Nếu thu tiền trực tiếp

Nợ TK 331 : Nếu trừ vào khoản phải trả Có TK 711

Ngoài ra, thu nhập bất thường tại Tập đoàn còn có các khoản khen thưởng bằng tiền hoặc hiện vật do các tổ chức, cá nhân trao tặng.

Ngày 29/10/2009, Tập đoàn được nhận khen thưởng thi đua của Chính phủ 10.000.000, khoản tiền này được gửi qua tài khoản ngân hàng (Trích sổ chi tiết TK 711- Biểu 2.16- trang 45). Do đó, khi nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, kế toán thực hiện định khoản như sau:

Nợ TK 1121: 10.000.000 Có TK 711: 10.000.000

Các nghiệp vụ về thu nhập bất thường cũng được kế toán nhập liệu vào phần mềm kế toán để máy tính tự động nhập dữ liệu vào các sổ liên quan.

Biểu 2.16. Sổ chi tiết tài khoản 711

VP Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam

Sổ chi tiết tài khoản ngoại tệ

Tài khoản: 711- Thu nhập bất thường Đối tượng pháp nhân: Tất cả Từ ngày 01/10/2009 đến ngày 30/11/2009

Số dư đầu kỳ Nợ Ngoại tệ Nợ

Có Có

Ngày CT

Số CT Diễn giải TKĐƯ Tỷ

giá

Số phát sinh nợ Số phát sinh có Số dư Số dư có

Ntệ VNĐ Ntệ VNĐ VNĐ Ngoại tệ Ntệ Ntệ 2.122.577.893 70.564,00 2.127.577.893 -7.005.209.865 -283,625 01/10 10106 BIDV BHN - Hỗ trợ lãi suất 1121 8.889.904 -138.874.181 07/10 PTH0701 Đ/c bút toán số 020109 ngày 13/09/2009. NH ĐT & PT Bắc HN- Tiền

về tài khoản không rõ nội dung

3388 20,516 3.375,00 54.425.250 -659.497.093 -23,375 23.375,00

29/10 20506

Thưởng thi đua của

Chính phủ 1121 10.000.000 -669.497.093 -23,375 23.375,00

…… …… ………. 26/11 PTH0903 Đ/c bút toán số 0305N2 ngày 06/09/2009- NH Công thương Ba Đình-

Tiền về tài khoản không rõ nội dung

3388 732,000 -669.727.893 -23,375 23.375,00

Tổng cộng 2.122.577.893 70.564,00 2.127.577.893 -7.005.209.865 -283,625

Số dư cuối kỳ Nợ Ngoại tệ Nợ

Có Có 23,375

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM VINASHIN 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán doanh thu tại Tập đoàn và phương hướng hoàn thiện

3.1.1. Ưu điểm

Với ưu thế là một trong 17 Tổng công ty lớn nhất của Việt Nam, Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam nhận được sự đầu tư hỗ trợ khá lớn của Nhà nước cả về vốn và công nghệ. Do đó, thời gian qua Tập đoàn cũng đã đầu tư, xây dựng và cải tạo nâng cấp mạng lưới các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu ở khắp 3 khu vực Bắc, Trung, Nam; trang bị thêm các thiết bị sản xuất và dây chuyền công nghệ đóng tàu hiện đại; đồng thời phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng tàu và tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đưa ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam ngày một lớn mạnh, vươn lên sánh vai cùng các nước bạn trên thế giới. Nhờ những nỗ lực như vậy mà những năm vừa qua doanh thu của Tập đoàn đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên để đạt được những thành công đó không thể không kể đến vai trò quan trọng của Bộ máy quản lý tại Tập đoàn nói chung cũng như bộ máy quản lý doanh thu và bộ máy kế toán nói riêng.

Nhìn chung, bộ máy kế toán tại Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Vinashin được tổ chức có khoa học và hợp lý, giúp cho việc hạch toán tất cả các phần hành kế toán nói chung và hạch toán doanh thu nói riêng được thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng. Hình thức tổ chức kế toán theo mô hình tập trung đã thực sự phát huy hiệu quả vì đã đảm bảo được sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán. Sự phân công lao động kế toán hợp lý giúp cho khối lượng công việc được san sẻ và phối hợp nhịp nhàng. Công tác kế toán được chuyên môn hóa cao, có sự phối hợp hoạt

động với các Phòng, Ban khác giúp cho công việc được thực hiện hiệu quả, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và thường xuyên có sự kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau.

Đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ, kinh nghiệm, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên cập nhật những thay đổi của chế độ và Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, từ đó vận dụng chúng một cách sáng tạo, chủ động.

Đồng thời Tập đoàn cũng đã sử dụng phần mềm kế toán ESOFT- Financials để hỗ trợ cho công tác hạch toán kế toán, giúp cho công việc hạch toán được diễn ra nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn. Việc sử dụng phần mềm kế toán không những giúp cho công tác hạch toán kế toán đồng bộ và có hệ thống hơn mà còn giúp cho các kế toán viên cũng dễ dàng hơn trong việc thực hiện ghi sổ, tính toán và lưu trữ, giúp giảm khối lượng công việc. Hơn nữa việc sử dụng phần mềm còn giúp cho Tập đoàn tinh giảm được bộ máy kế toán., tiết kiệm chi phí mà công việc vẫn nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.

Qua thời gian thực tập tại VP Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam về thực trạng kế toán doanh thu tại Tập đoàn em nhận thấy:

- Tập đoàn đã có sự phân công khá hợp lý về chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng, Ban trong việc quản lý doanh thu.

- Tập đoàn có sự quan tâm sâu sát đến tình hình doanh thu, luôn có kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh và kế hoạch doanh thu cho từng tháng, quý, năm.

- Công tác kế toán doanh thu được bộ phận kế toán thực hiện khá tốt, theo đúng các quy trình, lập đầy đủ các chứng từ cần thiết, đảm bảo tính hợp

một cách có hiệu quả trong việc hạch toán. Với phần mềm kế toán Esoft- Financials kế toán có thể hạch toán các nghiệp vụ nhanh chóng và dễ dàng hơn, đồng thời một tiện ích mà phần mềm mang lại đó là kế toán có thể xuất ra các sổ chi tiết, sổ tổng hợp và các báo cáo cần thiết tại nhiều thời điểm mà không cần thực hiện thủ công và không cần thiết phải đến cuối tháng mới tổng hợp được số liệu

3.1.2. Nhược điểm

Bên cạnh những thành công nhất định trong việc hạch toán doanh thu, kế toán tại Tập đoàn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục như sau: - Về công tác quản lý doanh thu:

Mặc dù đã có sự phân công về chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng, Ban về việc quản lý các loại doanh thu, lập và thực hiện các kế hoạch về sản xuất kinh doanh và kế hoạch doanh thu, nhưng trên thực tế hoạt động cho thấy, vẫn còn tồn tại sự chồng chéo giữa các công việc hoặc có mảng công việc lại không thuộc trách nhiệm của một bộ phận hay phòng, Ban nào cả. Đó chính là lý do dẫn đến có những công việc được thực hiện không hiệu quả, thậm chí không được thực hiện đúng như kế hoạch.

- Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán

Doanh thu thu từ đóng tàu thường có giá trị lớn nhưng kế toán lại chỉ hạch toán vào thời điểm khi ghi nhận doanh thu mà không thực hiện phân bổ vào nhiều tháng nên có những tháng doanh thu rất lớn nhưng có những tháng doanh thu lại nhỏ, không phù hợp với chi phí. Việc hạch toán doanh thu như vậy là không hợp lý và kế toán sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hạch toán lợi nhuận và xác định kết quả kinh doanh của Tập đoàn

Từ phần mềm kế toán Esoft- Financials, kế toán có thể kiết xuất ra sổ chi tiết của các tài khoản mà không cần thiết phải thực hiện kẻ sổ thủ công. Trên sổ chi tiết hạch toán bằng cả VNĐ và ngoại tệ nên khá tiện lợi cho việc theo dõi. Tuy nhiên ở các sổ chi tiết TK 511, 515, 711 mà em đã tìm hiểu thì em nhận thấy còn tồn tại các vấn đề sau:

• Tên sổ chi tiết không hợp lý. Mặc dù ghi tên tài khoản là 515- thu nhập hoạt động tài chính nhưng tiêu đề lớn của sổ lại là “Sổ chi tiết tài khoản ngoại tệ”. Như vậy là nội dung và hình thức không có sự đồng nhất. Điều này rất dễ gây hiểu nhầm cho người đọc sổ.

• Sổ chi tiết cũng như sổ Cái của các TK này vẫn có số dư, điểu này là không hợp lý với Chế độ và các chuẩn mực kế toán của Việt Nam. Vì theo như Chế độ và các chuẩn mực thì cuối kỳ các TK này phải kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh của đơn vị.

• Kết cấu sổ không hợp lý. Trên sổ chi tiết hạch toán bằng cả ngoại tệ, nguyên tệ và VNĐ. Có thể với kết cấu này kế toán sẽ tiện trong việc theo dõi vì có thể hạch toán được bằng cả VNĐ và ngoại tệ trên cùng một sổ. Tuy nhiên, sự bất hợp lý sẽ được bộc lộ khi mà Tập đoàn hạch toán với nhiều loại ngoại tệ, khi đó sẽ rất khó để phân biệt rõ các loại ngoại tệ. Bên cạnh đó, trên sổ chi tiết còn có cột “Nguyên tệ”, việc để cả 2 cột Nguyên tệ và ngoại tệ như vậy không những không có ý nghĩa trong công tác kế toán mà còn gây khó hiểu cho người đọc.

• Số dư các TK 511, 515, 711 được hạch toán ở bên Nợ thay vì bên Có, do đó mà số dư của các TK này được thể hiện thành số âm. Mà để các con số trên sổ là số âm thì sẽ gây ấn tượng không tốt cho người đọc, khó khăn trong việc hạch toán và dễ gây nhầm lẫn.

• Bên cạnh đó, Tập đoàn hạch toán theo hình thức Nhật ký chung nhưng các nghiệp vụ về tiền và công nợ phải thu, phải trả lại không được ghi vào sổ Nhật ký đặc biệt nên khi có nhiều nghiệp vụ xảy ra thì công việc của kế toán khá phức tạp, không tận dụng được những lợi ích của việc sử dụng Nhật ký đặc biệt.

- Về phần mềm kế toán

Mặc dù Tập đoàn đã có sử dụng phần mềm kế toán Esoft- Financials để giúp các kế toán viên giảm bớt khối lượng công việc, dễ dàng hơn trong việc hạch toán nhưng có lẽ là Tập đoàn đã không có sự cập nhật, cải tiến phần mềm để ngày càng phù hợp hơn với việc hạch toán trong thời kỳ mới. Do đó dẫn đến một số khó khăn trong công tác kế toán, điều này thể hiện rõ ở việc kiết xuất ra các sổ chi tiết không hợp lý như sổ chi tiết tài khoản 511, 515, 711.

3.1.3. Phương hướng hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tập đoàn

Trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động bất ngờ và tình hình thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì việc làm sao để duy trì và đưa doanh nghiệp của mình ngày một phát triển không phải là chuyện đơn giản. Các nhà lãnh đạo phải quan tâm đến cơ cấu quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng. Có thể thấy kế toán có vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, không chỉ đơn thuần tính toán những con số từ những nghiệp vụ đã có, mà từ đó kế toán còn có thể cho những nhà lãnh đạo biết họ nên làm gì, nên sản xuất như thế nào, nên đầu tư ra sao để thu được lợi ích lớn nhất. Với Vinashin cũng vậy, bộ máy kế toán nói chung cũng như kế toán doanh thu nói riêng phải làm việc có hiệu quả thì mới đưa lại được những lợi ích mong muốn. Để đạt được điều đó thì các nhà

quản lý phải quan tâm nhiều hơn đến việc ngày càng hoàn thiện công tác kế toán tại Tập đoàn theo một số phương hướng sau:

- Công tác kế toán phải áp dụng theo đúng các Chuẩn mực cũng như Luật và chế độ Kế toán tại Việt Nam.

- Thường xuyên quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán, tổ chức cho các kế toán viên được học tập nâng cao trình độ.

- Thường xuyên cập nhật, ứng dụng các công nghệ phần mềm mới trong công tác kế toán để có thể thực hiện công tác kế toán tốt và có hiệu quả hơn.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tập đoàn

Trong thời gian thực tập vừa qua, dựa trên thực tế công tác hạch toán kế toán tại Tập đoàn, dựa trên Chế độ và các chuẩn mực kế toán của Việt Nam,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w