II- một số giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của
2. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó trọng
tâm là sản xuất hàng xuất khẩu.
Công ty may Thăng Long là một Doanh nghiệp công nghiệp sản xuất hàng may mặc. Công ty có quyền XNK trực tiếp và đã có quan hệ với trên 20 quốc gia trên thế giới. Chính do sự phức tạp và tiềm ẩn các yếu tố rủi ro trong môi trờng kinh doanh ở các thị trờng này nên Công ty cần phải xây dựng đợc một kế hoạch sản xuất
kinh doanh và kế hoạch xuất khẩu để chuẩn bị và hoạt động có hiệu quả. Kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch xuất khẩu sẽ cung cấp cho các cán bộ quản lý và các cán bộ tác nghiệp trong Công ty những cơ sở để hành động, lựa chọn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Không có kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch xuất khẩu Công ty sẽ rất khó khăn trong việc thực hiện các chỉ tiêu đợc giao và đạt đợc các mục tiêu đề ra.
Để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch xuất khẩu ban lãnh đạo công ty cần dựa vào những căn cứ sau:
- Thứ nhất dựa vào mục tiêu chiến lợc cuả doanh nghiệp trong thời kì đó, căn cứ vào tốc độ tăng trởng và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời căn cứ vào các đơn đặt hàng
- Tiếp đến doanh nghiệp đánh giá môi trờng kinh doanh để tìm ra các cơ hội kinh doanh trên thị trờng hoặc các đoạn thị trờng mà Công ty dự định kinh doanh. Đồng thời tăng cờng các thị mạnh và khắc phục các điểm yếu của Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trong khâu này, Công ty sẽ sử dụng phơng pháp đánh giá môi trờng thích hợp và đa ra đợc những đánh giá tổng quan về môi trờng. Công ty cũng sẽ phân tích đợc các điểm mạnh của bản thân Công ty, phân tích các hoạt động của Công ty.
- Dựa vào kết quả giai đoạn trên (phân tích môi trờng kinh doanh và phân tích nội bộ) Công ty tiến hành lập bảng dự báo các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu xuất khẩu trong tơng lai. Những căn cứ để dự báo các chỉ tiêu nh từ các số liệu nghiên cứu thị trờng, ớc lợng số khách hàng tiềm năng thực tế có khả năng nhập khẩu của Công ty. Tuỳ thuộc từng loại từng đoạn thị trờng với mức cạnh tranh khác nhau có thể ớc lợng khác nhau. Mở rộng lợng khách hàng theo tiến triển, tăng lên của kim ngạch xuất khẩu và các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ khác.
- Tiếp theo Công ty sẽ dựa vào các số liệu trên để lập kế hoạch huy động vốn thực hiện việc sản xuất kinh doanh của mình. Lập kế hoạch vay vốn có tầm quan
trọng lớn vì các ngân hàng bao giờ cũng muốn biết rõ các doanh nghiệp trớc khi cân nhắc để cho vay vốn. Lập bảng kế hoạch cũng là biện pháp giúp Công ty điều chỉnh đợc sự cân đối giữa cung và cầu, điều khiển đợc lợng hàng tồn kho. Nếu lợng hàng tồn kho quá lớn, sẽ làm tồn đọng vốn hạn chế khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Nhng nếu hàng dữ trữ quá ít có thể sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực tế đã chứng minh việc quản lý doanh nghiệp đến đâu hay đến đó “gió chiều nào che chiều ấy” đa số kém hiệu quả và có nguy cơ phá sản. Bằng cả lý luận và thực tiễn đã khẳng định sự tối cần thiết của việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Có kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ tạo cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong đầu t, tổ chức và quản lý kinh doanh có hiệu quả nhất.
- Bớc thực hiện cuối cùng và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch xuất khẩu là cần kiểm tra việc thực hiện kế hoạch để đánh giá đợc những hiệu quả đã đạt đợc những điểm yếu cần khắc phục, tạo cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch xuất khẩu tiếp theo.