Cải tiến phơng thức quảnlý đầu mối và hạn ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu QT1326 (Trang 62 - 63)

III- Một số kiến nghị với Nhà nớc

4. Cải tiến cơ chế quảnlý hoạt động xuất khẩu gạo

4.1. Cải tiến phơng thức quảnlý đầu mối và hạn ngạch xuất khẩu

Đây là một vấn đề then chốt trong cơ chế quản lý xuất khẩu gạo. Nó quyết định đến hình thức tổ chức và quy mô của bộ máy xuất khẩu gạo. Đồng thời nó cũng ảnh hởng trực tiếp đến việc gia tăng số lợng gạo xuất khẩu cũng nh thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, Chính phủ đang áp dụng cơ chế quản lý xuất khẩu bằng hạn ngạch với khoảng 41 đơn vị đầu mối xuất khẩu gạo trực tiếp trong cả nớc và các doanh nghiệp ngoài đầu mối khi tìm kiếm đợc khách hàng, thị trờng mới phải thông qua Bộ Thơng mại xem xét và trình Chính phủ quyết định. Chính điều này làm cho các doanh nghiệp hay bị động trong việc giao dịch xuất khẩu. Chính vì vậy đòi hỏi Chính Phủ phải nâng cao năng lực điều hành, nhất là phải đảm bảo việc phân bổ hạn ngạch sát thực tế hơn.

Luận văn tốt nghiệp

Về đầu mối xuất khẩu:

Việc ổn định đầu mối xuất khẩu trực tiếp có tác dụng rất quan trọng trong việc đầu t cơ sở vật chất kỹ thuật cũng nh việc xây dựng và mở rộng thị trờng trong nớc và trên thế giới. Nhà nớc không nên xáo trộn nhiều về đầu mối xuất khẩu mà chỉ dựa vào tiêu chuẩn quy định về đầu mối nh: có cơ sở vật chất kỹ thuật, kho tàng gắn liền với vùng sản xuất, là hội viên Hiệp hội xuất nhập khẩu l- ơng thực Việt Nam, có thị trờng khách hàng tơng đối ổn định... để xác định lại đầu mối xuất khẩu cho phù hợp. Có nh vậy mới gắn kinh doanh phục vụ sản xuất lơng thực.

4.2.Về điều hành xuất khẩu.

- Công bố giá sàn mua lúa ngay từ đầu vụ, một mặt vừa giúp cho ngời dân yên tâm đầu t sản xuất và cất trữ chờ cơ hội giá có lợi nhất, mặt khác làm tín hiệu cho các ngành, các doanh nghiệp tham gia điều hành thị trờng nhằm giữ cho giá lúa gạo ở mức hợp lý. Đồng thời Chính phủ sớm xem xét thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu lơng thực để can thiệp vào thị trờng khi cần thiết, kiện toàn tổ chức giao dịch xuất khẩu gạo nhằm bảo vệ quyền lợi của ngời xuất lúa, lập lại trật tự mua bán ở thị trờng trong và ngoài nớc, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của xuất khẩu gạo.

- Việc chỉ định doanh nghiệp đại điện giao dịch ký hợp đồng theo hiệp định Chính phủ và tham gia đấu thầu là cần thiết vì các hợp đồng theo hiệp định Chính phủ thờng đợc giá cao, khối lợng lớn giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ đợc hàng hóa và có cơ sở để đấu tranh giá cả với các khách hàng khác. Trong thời gian ký hợp đồng đấu thầu hoặc dự thầu, các doanh nghiệp khác không đợc chào bán gạo trực tiếp hoặc gián tiếp vào các thị trờng trên.

Để thực hiện dân chủ, công khai, tạo sự đoàn kết nhất trí giữa các hội viên, trớc khi giao dịch ký kết hợp đồng hoặc dự thầu, doanh nghiệp đợc làm đại diện phải thống nhất với Tổ Điều hành xuất khẩu gạo và Ban chấp hành hiệp hội về giá chào bán, khối lợng và thời hạn giao hàng.

Khi ký đợc hợp đồng doanh nghiệp phải lập kế hoạch phân chia thực hiện và lịch giao hàng cho từng giai đoạn cụ thể thông qua Ban chấp hành Hiệp hội và Tổ Điều hành.

Một phần của tài liệu QT1326 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w