Phân tích tình hình nghiên cứu Marketing xuất khẩu và khả năng của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện việc hoạch định chiến lược marketing xuất khẩu lâm sản của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Trang 35 - 37)

I- Phân tích những nội dung cơ bản của việc hoạch định chiến luợc Marketing xuất khâu.

1- Phân tích tình hình nghiên cứu Marketing xuất khẩu và khả năng của Tổng công ty.

1.1- Phân tích tình hình nghiên cứu Marketing xuất khẩu.

Với mục tiêu theo đuổi các thời cơ thị trường cũng như tham gia xử lý các vấn đề Marketing, công ty tiến hành nghiên cứu Marketing xuất khẩu với các nhiệm vụ sau:

- Cung cấp những thông tin hữu ích cho Tổng công ty tránh được hoặc giảm bớt các rũi ro trong hoạt động xuất khâu.

- Cung cấp những thông tin cần thiết cho việc tìm kiếm những cơ hội mới, thị trường mới qua đó tăng doanh số và lợi nhuận của Tổng công ty.

- Cung cấp những thông tin cho việc hoạch định chiến lược và kế hoạch Marketing xuất khẩu, tổ chức thực hiện có hiệu quả, kiểm soát được các mặt của kế hoạch Marketing xuất khẩu và đánh giá chính xác việc thực hiện.

- Phát hiện và tìm kiếm các giải pháp cho những vấn đề thiện đang gây ra tình trạng kinh doanh kém hiệu quả của Tổng công ty.

Nội Dung nghiên cứu:

- Nhằm mục tiêu nhận biết và đánh giá khái quát khả năng xâm nhập và tiềm năng của thị trường để định hướng quyết định lựa chọn thị trường tiềm năng của thị trường để định hướng quyết định lựa chọn thị trường tiềm năng và chiến lược kinh doanh của Tổng công ty. Tổng công ty tiến hành nghiên cứu đặc trưng và đo lường khái quát thị trường với các nội dung sau:

+ Nghiên cứu các yếu tố môi trường Marketing quốc tế bao gồm: Nghiên cứu môi trường kinh tế quốc tế với các vấn đề chủ yếu: Tổng thu nhập quốc dân, thu nhập quốc dân tính trên đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế, trình độ phát triển công nghiệp, cơ cấu, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm, khả năng thanh toán quốc tế của quốc gia, mực độ lạm phát và ổn định của đồng tiền, mực độ tham gia các liên kết kinh tế.

Nghiên cứu môi trường chính trị trên các khía cạnh: Thể chế chính trị, mức ổn định của chính trị. Những kiểm soát của chính phủ đối với hoạt động nhập khẩu các mặt hàng lâm sản thông qua giấy phép nhập khẩu, thuế nhập khẩu, quota, hoạt động điểu tiết hối đoái của chính phủ.

Nghiên cứu môi trường văn hóa- xã hội với các nội dung sau: tôn giáo, tập quán, thói quen, ngôn ngữ, và cả những điều cấm kỵ.

Nghiên cứu môi trường công nghệ: Tổng công ty thu thập thông tin khái quát về quy mô thị trường các mặt hàng lâm sản quốc tế thông qua các tài liệu thống kê về tiêu thụ và bán hàng. Tổng công ty tiến hành nghiên cứu động thái và xu thế vận động của thị trường lâm sản, nhóm hàng, lĩnh vực kinh doanh.

Từ các kết quả phân tích nội dung nghiên cứu trên, Tổng công tý có cách nhìn tổng quát về định hướng chọn cặp sản phẩm- thị trường

triển vọng nhất, đánh giá tiềm năng thị trường tổng thể, đo lường thị phần khả hữu và tập khách hàng tiềm năng của Tổng công ty.

- Nghiên cứu thị trường xuất khẩu: Tổng công ty tập trung rất nhiều công sức vào hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu bởi vì kết quả của việc nghiên cứu này có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công hay thất bại của Tổng công ty khi xuất khẩu hàng ra thị trường nước ngoài. Nội dung nghiên cứu thị trường xuất khẩu bao gồm:

- Nghiên cứu khách hàng và người tiêu thụ: Tổng công ty tiến hành nghiên cứu với 3 loại khách hàng chủ yếu sau: Khách hàng cuối cùng là các tổ chức, cá nhân; các trung gian phân phối trong nước; các trung gian phân phối ở các nước nhập khẩu.

- Nghiên cứu giá xuất khẩu: Tổng công ty nghiên cứu giá hàng trên thị trưòng quốc tế và các yếu tố ảnh hưởng đến giá, xu hướng biến động của giá.

- Nghiên cứu cạnh tranh: Tình hình cạnh tranh của thị trường, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh, số lượng các công ty có mặt trên thị trường, xác định đối thủ cạnh tranh chính và khả năng của Tổng công ty.

- Nghiên cứu các điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán. Phương pháp nghiên cứu:

Tổng công ty sử dụng phương pháp nghiên cứu bằng việc thu thập những số liệu thứ cấp về tình hình kinh doanh quốc tế, các thông tin của thị trường mà Tổng công ty đang chú trọng.

1.2- Khả năng của Tổng công ty.

- Nguồn lực lao động: với phần lớn cán bộ dày dạn kinh nghiệm, nhiệt tình, có trình độ. Tổng công ty có khả năng hoạt động với năng suất cao nhất tuỳ theo yêu cầu của thị trường.

- Hàng năm Tổng công ty luôn luôn đầu tư đổi mới trang thiết bị hoặc tân trang, sữa chữa máy móc, nhà xưởng. Nhưng do vốn đầu tư quá lơn, Tổng công ty chưa thể thay thế những dây chuyền thiết bị lạc hâu, không đồng bộ nên năng lực sản xuất của Tổng công ty và chất lượng sản phẩm hạn chế.

- Mặt hàng chủ yếu của Tổng công ty là giống, quế, gỗ Pơmu, Hồi, hàng thủ công mỹ nghệ...

- Cùng với việc tăng trưởng, tình hình thu nhập và đời sống cán bộ công nhân viên cũng được nâng cao rõ rệt. Đây là động cơ thúc đẩy người lao động hăng hái thi đua sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện việc hoạch định chiến lược marketing xuất khẩu lâm sản của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w