Tình hình tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện việc hoạch định chiến lược marketing xuất khẩu lâm sản của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Trang 28 - 30)

5. 2 Tình hình sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ

5.3-Tình hình tiêu thụ sản phẩm

Đối với thị trường nội địa: VINAFOR luôn xem đây là thị trường truyền thống để đảm bảo sự tồn tại của tổng công ty. Và là bàn đạp để sản phẩm của VINAFOR vươn ra thị trường thế giới. Do đó Tổng công ty luôn chú trọng hình thành khách hàng tiêu thụ trong nước.

Đối với thị trường xuất khẩu: VINAFOR quyết đinh SXKD XK các

mặt hàng chính là: gỗ pơmu, hồi, quế, hạt đại từ, mùn hương, hạt tươi… SP luôn đạt các chỉ tiêu về công dụng, chỉ tiêu bảo quản,chỉ tiêu độ bền, chỉ tiêu công nghệ, chỉ tiêu thẩm mỹ, chỉ tiêu kinh tế… Đối với mặt hàng XK còn phải tuân theo 5 tiêu chuẩn bắt buộc thuộc hàng rào kỹ thuật như sau:

+ Tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh thực phẩm + Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm

+ Tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng + Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường

+ Tiêu chuẩn về lao động

Kim ngạch XNK trong giai đoạn 2001-2006

Đơn vị: triệu USD Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng kim ngạch XNK 82,063 50,095 59,674 75,84 73,46 66,13 XK 29,46 30,074 35,703 49,99 46,9 48,83 NK 52,601 20,021 23,971 25,85 26,56 17,3 (Nguồn: Phòng kế hoạch)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng kim ngạch XK năm 2001 cao nhất (82,063 triệu USD), và thấp nhất là năm 2002 với 50,095 triệu USD. Đặc biệt, ở năm 2001 cán cân XNK nghiêng về NK chiếm tỷ trọng 64,1%. Các

năm còn lại thì tổng kim ngạch XK đều lớn hơn NK. Điều nhận thấy rõ rệt là sự biến động tăng hoặc giảm không đồng đều giữa các năm. Nguyên nhân có thể do trong giai đoạn này Việt Nam chưa gia nhập WTO nên còn phụ thuộc vào hạn ngạch (Quota).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện việc hoạch định chiến lược marketing xuất khẩu lâm sản của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Trang 28 - 30)