HƯỚNG DẪN HỌC SINH KẾ HOẠCH HOÁ HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG CỦA CÁ NHÂN

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP VÀ GIẢNG DẠY KỸ THUẬT TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG potx (Trang 184 - 194)

ĐỘNG CỦA CÁ NHÂN

7.1. Các giai đoạn kế hoạch hoá

Kế hoạch hoá hoạt động lao động của cá nhân là một trong những biểu hiện của tính tích cực sáng tạo, mức độ đầu tiên của công tác độc lập, cơ sở của tổ chức khoa học lao động, điều kiện quan trọng để nâng cao năng suất lao động, đảm bảo hiệu quả

và chất lượng công tác.

Kế hoạch hoá lao động bao gồm :

- Nghiên cứu các hồ sơ kỹ thuật hay các mẫu sản phẩm.

- Xác định những điều kiện làm việc và kết quả cuối cùng của toàn bộ quá trình lao động.

- Vạch ra những giai đoạn làm việc cụ thể và phương thức thực hiện. - Lựa chọn các đối tượng và phương tiện lao động.

- Thiết lập thứ tự và thời hạn làm việc. - Dự tính những công tác kiểm tra.

Mỗi một học sinh trước khi thực hiện một công việc nào đó cần thiết phải hiểu mục đích và nhiệm vụ học tập, biết lường trước những điều kiện của khách quan, kinh nghiệm và kiến thức vốn có của bản thân mình, để trên cơ sởđó mà nhanh chóng xác

định tiến trình hoạt động. Kết quả của toàn bộ công việc này là xuất hiện mô hình hoạt

động tạo nên sản phẩm mới trong tư duy chứ chưa ở dạng hiện thực. Chính quá trình mô hình hoá hoạt động lao động sẽ đem lại cho học sinh khả năng kế hoạch hoá hoạt

động của mình trước khi đạt được kết quả.

Nhiệm vụ của giáo viên là giúp học sinh tự mình xây dựng được quá trình lao

động, tạo điều kiện hình thành tính độc lập và tổ chức, phát triển tư duy kỹ thuật, thái

độ lao động sáng tạo và những phẩm chất khác cho các em.

Căn cứ vào bản chất của công việc kế hoạch hoá hoạt động lao động đối với mỗi cá nhân, người ta phân quá trình này thành giai đoạn cụ thể như sau :

7.1.1. Giai đon định hướng

Giai đoạn này bao gồm việc dự tính, đánh giá những khả năng và mức độ sẽ đạt

được. Như vậy, người học sinh phải hiểu một cách thấu đáo rõ ràng những điều kiện làm việc, hình dung ra sự diễn biến của hoạt động và kết quả cụ thể. Ta có thể nêu ra

đây một số những vấn đề mà học sinh phải thấy trước đó là : - Địa điểm tiến hành công việc.

- Nguyên liệu chế tạo sản phẩm. - Công cụ sử dụng.

- Hình dạng và kích thước khái quát của sản phẩm. - Thời gian hoàn thành công việc.

Trong giai đoạn định hướng này, các hành động thừa hành (chẳng hạn như các thao tác cụ thể, tìm hiểu về tính chất nguyên liệu công cụ, chi tiết của sản phẩm...) thường chưa cần đề cập tới, mà học sinh phải quan tâm nhiều đến vấn đề quyết định

ảnh hưởng tới quá trình lao động dưới dạng khái quát nhất, dự tính khả năng hiện có của thể lực, kinh nghiệm, kiến thức so với yêu cầu của nhiệm vụ, đồng thời xác định sự cân đối giữa nhiệm vụ này với chỗ làm việc, trang thiết bị kỹ thuật.

7.1.2. Giai đon lp kế hoch t chc công vic

Giai đoạn thứ hai này được biểu hiện trong thực tế bằng việc dự tính tương đối cụ thể về nguyên liệu, thiết bị, công cụ, thời gian, sắp xếp bố trí các đối tượng và công cụ lao động tại chỗ làm việc.

7.1.3. Giai đon kế hoch hoá tiến trình thc hin

Giai đoạn này nhằm xây dựng hệ thống các hoạt động cần thiết để đạt được mục

đích đã định. Những công việc cụ thể mà học sinh phải kế hoạch sẽ là : - Trình tự các hoạt động thành phần trong toàn bộ quá trình.

- Lựa chọn các vận động, thủ thuật và thao tác theo các dạng và kết quả sẽ đạt

được của công việc.

Những công việc trên phải được thiết lập theo một hệ thống liên tục có mối quan hệ lôgíc giữa những bộ phận riêng lẻ trong quá trình và ăn nhịp với thời gian, cường

độ, nhịp điệu làm việc cũng như những thành phần khác.

7.1.4. Giai đon kế hoch hoá công tác kim tra và đánh giá công tác ca bn thân

Khi thiết lập kế hoạch lao động cá nhân, một số vấn đề được đặt ra là : làm thế

nào để biết được sựđúng đắn của hoạt động và kết quả của nó ? Việc kiểm tra sẽđược diễn ra trong những thời điểm nào ? Trình tự tiến hành chúng ra sao ?

Để trả lời cho các vấn đề trên, trong quá trình làm việc, học sinh phải tiến hành một cách thường xuyên công tác kiểm tra đối với những biện pháp, phương thức tiến hành. Vì thế nhất thiết phải dự tính các công việc kiểm tra trước khi bắt tay vào công

việc. Kế hoạch hoá công tác này được xác định ở 3 giai đoạn tiêu biểu :

- Giai đoạn mở đầu : với nội dung rà lại kế hoạch về phương diện lý thuyết và công tác chuẩn bị trên thực tế.

- Giai đoạn trung gian : chủ yếu hướng vào việc tìm hiểu diễn biến quá trình làm việc, phát hiện những sai lệch do khách quan (nguyên vật liệu, công cụ, máy móc, khí hậu...) gây ra để dự kiến biện pháp khắc phục.

- Giai đoạn kết thúc : tìm hiểu chất lượng công việc kiểm tra theo dự kiến vạch sẵn, học sinh sẽ có điều kiện để bổ sung cho kế hoạch chung những chi tiết cụ thể hơn (ví dụ ban đầu học sinh chỉ nêu lên các thao tác chính để gia công nguyên liệu còn việc thực hiện các thao tác như thế nào, bằng công cụ cầm tay hay bằng máy, thời gian tiêu phí để chế tạo sản phẩm là bao nhiêu... phải được học sinh bổ sung trong quá trình làm việc).

Đôi khi phải thay đổi hoàn toàn kế hoạch lao động. Việc làm này thường xảy ra khi có những sai lầm lớn trong kế hoạch ban đầu, hoặc là trong những điều kiện mới, kế hoạch đã đặt ra không còn phù hợp nữa.

Ở học sinh, những kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm trong việc kế hoạch hoá hoạt động lao động cá nhân nhìn chung còn rất ít, do đó vấn đề bổ sung, sửa chữa kế

hoạch thiết lập ban đầu là điều không thể thiếu được.

7.2. Hình thức kế hoạch hoá

7.2.1. Hình thc đơn gin

Giai đoạn đầu trong việc dạy cách kế hoạch hoá lao động của cá nhân, học sinh sẽ học sử dụng các bản kế hoạch được thiết lập dưới dạng sơ giản. Trong bản kế hoạch này, người ta phác hoạ những nét đại cương của công việc. Chẳng hạn như tên công việc, nhiệm vụ và mục đích hoạt động, thời gian tiến hành lý thuyết và thực hành, số

lượng nguyên liệu và dụng cụ, địa điểm làm việc, kỹ thuật an toàn lao động. Còn đối với nội dung cụ thể của bài, hình thức sơ giản khi thiết lập kế hoạch chỉđòi hỏi nêu lên những nội dung cơ bản về kỹ thuật và kỹ thuật học cần phải nắm vững chứ chưa cần

đề cập tới những chi tiết cụ thể có liên quan. Dưới đây chúng tôi trình bày kế hoạch sơ

giản một bề học cụ thể. Bài số...

Đánh dấu trên mặt phẳng kim loại

1 Nhiệm vụ học tập : quen biết với cách đánh dấu trên kim loại có bề mặt phẳng. 2. Đối tượng lao động: chế tạo khâu hót rác bằng sắt tây.

3. Nội dung bài học

- Đánh dấu là một trong những thao tác cơ bản của nghề nguội.

- Tiến hành đánh dấu kích thước của khâu hót lên bề mặt một tấm sắt tây. 4. Công cụ lao động và nguyên liệu

- Thước góc và thước thẳng thợ nguội. - Kim vạch.

- Kẻo cắt kim loại ; búa tay ; rũa ; vồ nhỏ bằng gỗ, sắt tây. 5.Thời gian : 2 giờ

6. Địa điểm - xưởng trường (có cả phần lý thuyết và thực hành)

7. Kỹ thuật bảo hiểm : chú ý tay giữ nguyên liệu khi cắt và khi dàn mặt phẳng kim loại.

Ngoài ra việc trình bày dưới hình thức sơ giản cũng có thể theo dạng sau : Bài số:....

Tên bài học : Đánh dấu trên mặt phẳng kim loại

Nhiệm vụ học tập Đối tượng lao động Nội dung bài học Chú thích

Công cụ và nguyên liệu :

Địa điểm và thời gian : Kỹ thuật bảo hiểm :

7.2.2. Hình thúc khai trin

Hình thức khai triển thường được học sinh sử dụng khi bản thân các em đã tích luỹ được một số kiến thức, kinh nghiệm nhất định về kỹ thuật học cả về mặt lý thuyết cũng như thực hành, quen biết với cách lập các bản kế hoạch cá nhân theo hình thức sơ

giản và thấy cần thiết sự có mặt của kế hoạch triển khai nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động.

Thiết lập kế hoạch lao động dưới hình thức khai triển đòi hỏi mỗi danh mục có trong kế hoạch sơ giản phải được chi tiết hoá dưới dạng mô tả hay bản vẽ (bản vẽ kỹ

thuật hoặc bản vẽ mô tả các quá trình công nghệ). Do tính chất phức tạp của công việc, các bản kế hoạch khai triển phải có sự hướng dẫn cụ thể, từng bước của giáo viên để

học sinh có thể chuyển sang giai đoạn độc lập xác định kế hoạch cho phù hợp với công việc và kinh nghiệm của bản thân. Việc mô tả các quá trình kỹ thuật, công nghệ học bằng bản vẽ thường là công việc của giáo viên để dùng chung cho cả lớp, còn việc thiết lập các bản vẽ kỹ thuật, vẽ phác lại chủ yếu do học sinh tiến hành. Hình thức khai triển có thểđi xa hơn nữa bằng việc xác định chi tiết các bước tiến hành từng thao tác. Trong trường phổ thông, nhiệm vụ chủ yếu của công việc này chỉ là chi tiết hoá những thao tác cơ bản của người thực hiện lao động chứ không đòi hỏi thiết lập kế hoạch "công thức thao tác" đối với tất cả các thao tác thành phần có trong quá trình kỹ thuật và công nghệ. Để làm việc này ta cũng có thể trình bày trong kế hoạch thông qua bản viết hoặc bản vẽ.

Tuy nhiên khi dạy cho học sinh cách lập kế hoạch hoạt động lao động của cá nhân, không phải tất cả các dạng hoạt động đều được kế hoạch hoá. Trong thực tế có nhiều hoạt động không cần phải thiết lập, đó là những dạng hoạt động sau :

Hoạt động không quen thuộc và học sinh chưa chuẩn bịđầy đủ về mọi mặt đểđạt mục tiêu đã định.

Hoạt động đã quá rõ ràng trong kinh nghiệm của học sinh, trình tự hoạt động thủ

thuật và phương pháp tiến hành đã trở nên tựđộng hoá.

Ngoài ra, các kỹ năng đã được học sinh nắm vững và trở thành thói quen cũng không cần phải kế hoạch hoá. Những kỹ năng này được nêu ra trong kế hoạch dưới dạng nêu tên liệt kê. Có liên quan tới những dạng hoạt động không đòi hỏi phải kế

hoạch hoá còn phải kể tới những công việc đã được người khác thiết lập kế hoạch. Trong trường hợp này, học sinh chỉ cần hiểu thấu đáo các nhiệm vụ của hoạt động.

Đặc điểm khác biệt giữa công việc kế hoạch hoá trong các giờ lao động ở xưởng trường của học sinh với công việc kế hoạch hoá hoạt động lao động của người công nhân xí nghiệp là ở chỗ rất nhiều những hoạt động không đòi hỏi người công nhân phải thiết lập kế hoạch thì trái lại với học sinh trở nên rất cần thiết. Lí do đơn giản là toàn bộ tiến trình giải quyết những công việc cụ thể nằm trong hoạt động đó đã đi vào tiềm thức, thói quen của người công nhân, còn học sinh các em mới chỉ sơ bộ hiểu biết và nắm vững chúng, cũng do vậy mà rất nhiều những công việc, học sinh không thể

thiết lập kế hoạch được. Những hạn chế này là tất yếu do giới hạn về thời gian, điều kiện của xưởng, nhiệm vụ học tập và trình độ kiến thức, kinh nghiệm của học sinh trong nhà trường phổ thông.

7.3. Những điều kiện đảm bảo việc hình thành kĩ năng kế hoạch hoá hoạt động lao động của cá nhân

Dạy cho học sinh cách thiết lập kế hoạch cá nhân trong quá trình lao động thường liên quan tới những điều kiện tương ứng sau :

- Học sinh phải có những kiến thức, kĩ năng kỹ thuật, kỹ thuật học tiến hành quá trình lao động sẽ được kế hoạch hoá. Thiếu những kiến thức và kỹ năng này học sinh không thể thiết lập được kế hoạch cho công việc của mình, do vậy việc hình thành một cách có hệ thống những kiến thức, kĩ năng kỹ thuật là cần thiết đối với việc xây dựng, thiết lập, quá trình lao động nhằm tạo ra những sản phẩm có ích. Đó cũng chính là điều kiện cơ bản dẫn tới sự thành công của việc kế hoạch hoá lao động cá nhân.

- Học sinh cần thiết phải biết những giai đoạn chung xây dựng kế hoạch quá trình lao động và Algôrit trình tự hoạt động (gồm việc sắp xếp các thành phần của kế hoạch theo một phương án tối ưu). Kế hoạch hoá quá trình lao động, xét về bản chất, được thể hiện như là cơ sở có tính chất định hướng trong công tác và bao gồm Algôrit hoá trình tự hoạt động.

Algôrit hoá là bản kế hoạch công tác hoặc mệnh lệnh (chỉ dẫn) việc tiến hành các cử chỉ và hành động theo một trình tự xác định nhằm giải quyết nhiệm vụ đã định.

Algôrit hoá công việc chứa đựng sự tìm tòi một trình tự hợp lí và lôgíc giải quyết nhiệm vụ, thực hiện hoạt động. Điều này cũng được xét tới trong việc dạy cách thiết lập kế hoạch lao động cho học sinh.

Để thiết lập một cách đúng đắn nhiệm vụ học tập, học sinh cần phải biết những kỹ năng nào nằm trong quá trình lao động mà mình sẽ tiến hành, đồng thời phải hiểu

được sự biểu hiện những kỹ năng này thông qua các cử động và thao tác lao động sơ đẳng. Nếu những thao tác này hợp nhất lại trong một mô hình tối ưu các hoạt động của học sinh thì có thể dẫn tới một trình tự nghiêm ngặt xác định việc hình thành những kĩ

năng cần thiết về kế hoạch hoá lao động của cá nhân, nghĩa là Algôrit hoá trình tự lao

động.

Khi xây dựng Algôrit cũng như khi kế hoạch hoá quá trình lao động, hoạt động học tập được phân ra những thao tác sơđẳng. Các thao tác này được sắp xếp theo một trình tự lôgíc trong những điều kiện xác định là :

- Học sinh phải hiểu biết ít nhất ở mức độ tối thiểu cácthao tác có trong toàn bộ

quá trình học tập.

- Học sinh biết cách lựa chọn trong số những khả năng hiện có để chứa lập mối liên hệ lôgíc nhằm tiêu tốn ít nhất năng lượng và thời gian để tiến hành công việc.

Cần nhấn mạnh sự hợp lí Algôrit phụ thuộc không chỉ vào số lượng các thao tác khi giải quyết nhiệm vụ mà vào cả trình tự vận dụng chúng. Kinh nghiệm thực tiễn cho chúng ta thấy cùng một công việc, có nhiều trình tự hợp lí để thực hiện các thủ thuật, thao tác nhưng trong đó chỉ có một con đường tối ưu hơn cả góp phần nâng cao năng suất lao động.

7.4. Xây dựng định mức lao động trong công tác kế hoạch hoá lao động sản xuất

Hiệu quả trong lao động sản xuất của xã hội cũng như của nhà trường phụ thuộc nhiều yếu tố : tổ chức lao động, phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất, tiềm năng tri thức khoa học, tay nghề và ý thức của người lao động... Một bộ phận quan trọng của tổ

chức sản xuất sẽ được đề cập tới như là một phần công việc không thể thiếu được của công tác kế hoạch hoá lao động sản xuất, nó góp phần không nhỏ vào hiệu quả lao

động về mặt vật chất và giáo dục học sinh, đó là định mức lao động.

Trong kế hoạch lao động, ngoài việc xác định quy trình kỹ thuật và công nghệ, còn phải bao gồm những yếu tố sau :

- Dự kiến số lượng và chất lượng sản phẩm có ích sẽđược học sinh và giáo viên

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP VÀ GIẢNG DẠY KỸ THUẬT TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG potx (Trang 184 - 194)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)